Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Chuyện trồng cây dong rừng

Chuyện trồng cây dong rừng

Lá dong là nguyên liệu quan trọng dùng gói nhiều loại bánh truyền thống của các dân tộc ở vùng cao Lào Cai, trong đó phổ biến nhất là bánh chưng. Để đáp ứng nhu cầu và chủ động nguồn lá, nhiều người dân vùng cao đã trồng cây dong rừng nhằm phục vụ thị trường, đặc biệt là mỗi dịp tết đến, xuân về.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
10.png

Xã Bản Qua (Bát Xát) là “thiên đường” của cây dong rừng vì địa hình đồi núi không quá cao, lại có nhiều khe, suối, đất ẩm ướt quanh năm - rất thuận lợi để loại cây này phát triển. Nhưng nhiều đến mấy mà cứ khai thác tự nhiên thì rồi cũng cạn kiệt, trong khi nhu cầu mua lá dong ngày càng nhiều. Thế là ý tưởng trồng cây dong rừng để trồng thành vùng sản xuất đại trà ra đời rất tự nhiên.

Với 13 năm kinh nghiệm trồng cây dong rừng trên đất ruộng và vườn nhà, chị Tẩn Mẩy Kiều, người Dao ở thôn Bản Pho, xã Bản Qua cho hay:

7.png

Vậy là những khóm dong rừng dần được vợ chồng chị Kiều đưa về nhân giống trong vườn nhà, trên đất ruộng của gia đình. Mới đầu chỉ vài chục gốc, giờ đây, số gốc dong của gia đình chị Kiều đã tăng lên cả trăm lần. Chia sẻ về kinh nghiệm trồng cây dong rừng, chị Kiều “bật mí”: Cây dong chỉ phù hợp nơi có bóng mát, đất gần khe nước. Do đó, khi đưa về trồng ở vườn nhà, vợ chồng tôi đã trồng thêm cây chuối nhằm tạo bóng mát cho cây dong, vừa có thêm nguồn thu từ chuối. Cây dong rất dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh, mỗi năm chỉ 1 - 2 lần làm cỏ, bón phân. Cây giống thì chỉ việc vào rừng đào lấy những nhánh nhỏ mang về trồng. Sau vài tháng, cây tự nhân ra nhiều nhánh thành khóm, mỗi khóm có thể cho thu hoạch liên tục nhiều năm.

4.png

Chị Kiều bán lá dong quanh năm. Nhờ có kinh nghiệm chăm sóc, cây dong sinh trưởng, phát triển tốt, mỗi tháng chị có thể cắt lá 2 lần. Trung bình mỗi lần, chị thu bán khoảng 300 - 500 chiếc lá dong. Hầu như chị chỉ bán cho khách đặt (các nhà hàng, quán ăn, nhà chuyên gói bánh) ở thành phố Lào Cai, thị trấn Bát Xát và một số xã lân cận.

Lá dong tùy kích thước sẽ được phân loại và có giá bán khác nhau: Loại bé từ 20 - 40 nghìn đồng/100 lá, loại to từ 50 - 100 nghìn đồng/100 lá. Riêng vụ tết hằng năm (tháng 12 âm lịch), gia đình chị có thể thu về khoảng 40 triệu đồng.

5.png

Những ngày cuối năm, bên những khóm dong cao che khuất đầu người, bà Lý Tả Mẩy ở thôn Bản Pho đang cùng chồng gấp rút thu hái lá dong để kịp mang xuống thành phố Lào Cai giao cho mấy cơ sở gói bánh chưng ở chợ Nguyễn Du, phường Kim Tân. Cũng như gia đình chị Tẩn Mẩy Kiều, gia đình bà Mẩy trồng dong để lấy lá bán quanh năm. Vợ chồng bà Mẩy cũng phải lấy giống cây dong từ rừng về trồng ở vườn nhà. Bà Mẩy cho hay:

8.png

Từ chỗ trồng để tiện lấy lá dong cho gần, giờ cây, dong đang trở thành nguồn thu chính của không ít hộ ở xã Bản Qua. Anh Lý Văn Sèn, cán bộ xã Bản Qua cho biết: Xã Bản Qua có nhiều hộ làm kinh tế bằng việc bán lá dong rừng, trong đó có khoảng 1/3 số hộ đã tự trồng được loại cây này để chủ động nguồn lá. Nhờ cây dong, nhiều hộ trong xã tăng thu nhập từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/năm.

6.png

Lá dong không chỉ dùng để gói bánh chưng, bánh gù truyền thống, mà còn được dùng để gói những nắm rau rừng tươi ngon hoặc gói cá suối... mẹt gà, mâm lợn bản sẽ hấp dẫn, đẹp mắt hơn khi có lá dong xanh thẫm lót dưới. Lá dong còn được dùng để gói bánh giày trong mâm cơm ngày cưới, gói xôi ngũ sắc - một “tuyệt phẩm” của nhiều dân tộc vùng cao. Màu xanh của lá dong hòa lẫn màu trắng, đỏ, màu vàng, màu tím của bánh, của xôi làm cho món ăn thêm hấp dẫn bội phần…

Lá dong rừng giờ càng trở thành mặt hàng “hot” mỗi dịp cuối năm hoặc những ngày lễ, tết, sự kiện trọng đại của gia đình, dòng họ, quê hương, thôn bản. Cứ thế, sản vật từ trên núi cao đã đi vào đời sống của nhiều cộng đồng ở vùng cao Bát Xát nói riêng và Lào Cai nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất khu vực vùng núi

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (4/7): Đề phòng lũ quét, sạt lở đất khu vực vùng núi

Từ đêm nay đến ngày mai (4/7), các khu vực trong tỉnh có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Lượng mưa phổ biến 10 - 30mm/đợt, có nơi trên 50mm/đợt. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn tập trung tại thị xã Sa Pa và các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà, Văn Bàn, Mường Khương, Si Ma Cai.

Nguy cơ tái diễn tình trạng ùn tắc phương tiện kiểm định

Nguy cơ tái diễn tình trạng ùn tắc phương tiện kiểm định

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi cấp có thẩm quyền kiến nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 139/2018/NĐ-CP và Nghị định số 30/2023/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục rút gọn, nhằm chủ động tháo gỡ ùn tắc phương tiện kiểm định có thể xảy ra thời gian tới.

10 điểm mới nổi bật của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

10 điểm mới nổi bật của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Theo đó, người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.

Ký giao ước trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Ký giao ước trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Sáng 2/7, tại Trường Chính trị tỉnh Lào Cai, Khoa Nhà nước và Pháp luật của các trường Chính trị tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên và Lai Châu tổ chức hoạt động ký giao ước thực hiện mô hình “Trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học”.

Xây dựng văn hóa số trong giáo dục

Xây dựng văn hóa số trong giáo dục

Từ năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số.

Nỗ lực của toàn dân

Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân (2/7): Nỗ lực của toàn dân

Ngày 2/7/1958, Bác Hồ viết bài “Vệ sinh yêu nước” đăng trên Báo Nhân Dân số 1572. Trong bài viết, Bác nhắc nhở: “Mọi người từ già trẻ, trai gái đã là người yêu nước đều phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, giữ gìn sức khỏe”. Thực hiện lời kêu gọi “Vệ sinh yêu nước” của Người, ngày 19/6/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 730 về việc lấy ngày 2/7 hằng năm là ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân.

fb yt zl tw