Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật

Chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật

Tình hình dịch bệnh vật nuôi trên cạn đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ tái bùng phát. Trước thực trạng trên, tỉnh Lào Cai triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động ứng phó.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hiện tổng đàn gia súc toàn tỉnh có hơn 608,7 nghìn con, đạt 100,12% kế hoạch năm và tăng 10% so với năm 2022; tổng đàn gia cầm hơn 5,2 triệu con, đạt 102,75% kế hoạch năm, tăng 0,7% so với cùng kỳ.

Từ đầu năm đến nay, dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở 17 hộ thuộc 9 xã tại các huyện Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Yên và thành phố Lào Cai, làm 104 con lợn với tổng trọng lượng gần 3,8 tấn phải tiêu hủy. Toàn tỉnh phát hiện 15 trường hợp chó bị mắc bệnh dại tại 6 xã thuộc các huyện Văn Bàn, Mường Khương, Bảo Thắng, Bắc Hà, Bảo Yên và thành phố Lào Cai.

Kết quả lấy mẫu giám sát chủ động năm 2023 cho thấy vi-rút cúm A/H5N6 vẫn lưu hành, tồn tại ở các ổ dịch đã từng xảy ra trước đây, trong khi việc tổ chức tiêm vắc-xin cúm gia cầm tại địa phương vẫn chưa triệt để. Cùng với đó, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa nên tiềm ẩn nguy cơ cao bệnh xâm nhập, phát sinh và lây lan trong thời gian tới.

3.jpg

Để phòng, chống dịch bệnh cho động vật nuôi trên cạn, ngành nông nghiệp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp. Nhờ đó, các loại dịch bệnh trên địa bàn cơ bản được khống chế, chỉ còn 1 hộ ở thành phố Lào Cai có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày. Ngành nông nghiệp đã cấp 23.449 lít hóa chất cho 9 huyện, thị xã, thành phố thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và phòng, chống dịch bệnh đợt 2 năm 2023, đồng thời triển khai tiêm phòng vắc-xin kỳ 2 năm 2023 cho đàn gia súc, gia cầm. Kết quả, đã tiêm gần 2 triệu liều vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đạt 71% kế hoạch năm.

Bảo Thắng là địa bàn trọng điểm về chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh. Thời điểm năm 2019 - 2021, dịch tả lợn châu Phi xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn. Trước nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra trên đàn vật nuôi, UBND huyện Bảo Thắng đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền về bệnh truyền nhiễm và các biện pháp phòng, chống dịch.

7.jpg

Ông Vũ Kiều Hưng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng cho biết: Huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền về sự nguy hiểm của các loại dịch bệnh; thực hiện tốt “5 không” (không giấu dịch; không vứt xác động vật chết ra môi trường; không bán chạy, mua bán gia súc bệnh, nghi mắc bệnh; không sử dụng sản phẩm động vật nghi mắc bệnh, không rõ nguồn gốc; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt). Huyện tổ chức cho các hộ buôn bán, giết mổ ký cam kết mua bán động vật khỏe mạnh, có nguồn gốc và tổ chức tiêu hủy lợn bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật.

6.jpg

Tại thành phố Lào Cai, công tác phòng, chống dịch bệnh cho các loại động vật trên cạn cũng được triển khai tích cực với các biện pháp như tiêm phòng vắc-xin cho động vật và phun tiêu độc, khử trùng môi trường, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật…

Gia đình ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Đá Đinh, xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) là hộ có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi lợn. Gia đình ông thường xuyên duy trì 30 con lợn nái, 100 con lợn thịt; trung bình mỗi năm bán gần 500 con lợn giống, 30 tấn lợn hơi, thu nhập hơn 300 triệu đồng. Về phòng bệnh cho vật nuôi, ông Sơn cho biết: Gia đình luôn giữ chuồng lợn sạch sẽ, cho lợn uống đủ nước sạch, bổ sung men tiêu hóa trộn vào nước uống; định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn. Cùng với đó là hạn chế người ra, vào khu vực chăn nuôi…

2.jpg

Hiện nay, nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên đàn vật nuôi (như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, dại…) tiếp tục phát sinh và lây lan trên diện rộng trong thời gian tới là rất cao, bởi hiện chăn nuôi nông hộ còn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó không đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học; việc buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm gia tăng mạnh vào các tháng cuối năm; thời tiết giao mùa, diễn biến phức tạp gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh (đang tồn tại trong môi trường và trên đàn vật nuôi) có thể gây bùng phát dịch…

Để phòng, chống dịch bệnh cho động vật trên cạn, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Đẩy mạnh tuyên truyền người chăn nuôi tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Tuyên truyền đến người chăn nuôi thực hiện nghiêm việc kê khai hoạt động chăn nuôi với chính quyền cơ sở. Tiếp tục phân công cán bộ bám sát cơ sở, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn được giao phụ trách; vận động người dân chủ động mua các loại vắc-xin mà nhà nước không hỗ trợ để phòng bệnh cho đàn vật nuôi…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Vượt qua định kiến về giới, không cam chịu số phận, chăm chỉ học hỏi và không ngừng vươn lên, không ít nữ thanh niên dân tộc thiểu số của Lào Cai đã khởi nghiệp thành công. Quá trình họ vượt lên chính mình trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho những người trẻ đang loay hoay khởi nghiệp.

fb yt zl tw