Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Chia sẻ để vun đắp yêu thương

Chia sẻ để vun đắp yêu thương

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Lấy nhau được gần 17 năm, vợ chồng anh Trí Hiếu và chị Mai Thu Hường (phường Lào Cai, thành phố Lào Cai) đã có 2 cậu con trai chăm ngoan, học giỏi. Vợ chồng anh Trí Hiếu đều làm trong cơ quan nhà nước, công việc bận rộn, nên cả hai xác định cùng nhau san sẻ việc nhà. Hết giờ làm việc, về nhà, anh Hiếu không ngần ngại giúp vợ nhặt rau, nấu cơm, tắm cho con, dọn nhà. Hàng xóm, bạn bè, người thân ai cũng khen anh là người chồng tâm lý, chịu khó và có trách nhiệm với gia đình.

4.png

Anh Trí Hiếu cho biết: Vợ tôi công tác ở Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai, nên công việc hay phải đi sớm, về khuya và trực cơ quan là chuyện thường ngày. Tôi nghĩ, khi đã sống chung dưới một mái nhà thì vợ, chồng đều có trách nhiệm vun vén gia đình. Tôi luôn san sẻ việc nhà vì muốn giảm bớt gánh nặng cho vợ. Đó mới là trách nhiệm của một người chồng, người cha trong gia đình.

6.png

Chị Mai Thu Hường, vợ anh Hiếu luôn thấy may mắn vì có người chồng hiểu và chủ động san sẻ việc nhà. Anh Hiếu cũng chưa bao giờ xem việc chăm con, dọn nhà hoặc nấu cơm là việc của phụ nữ, mà luôn biết cách hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, chan hòa với hàng xóm. Chính sự chủ động san sẻ việc nhà với vợ nên gia đình anh Hiếu luôn giữ được cuộc sống hạnh phúc bằng tình yêu thương, sự bình đẳng.

5.png

Lấy vợ được gần 5 năm và cũng là từng ấy năm anh Hà Trung Hiếu (phường Phan Xi Păng, thị xã Sa Pa) chủ động san sẻ việc nhà với vợ. Anh Hà Trung Hiếu tâm sự: Nhìn việc nhà tưởng chừng đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng lại chiếm nhiều thời gian. Nếu mình không chủ động làm cùng thì vợ rất vất vả. Tôi nghĩ, ở trong gia đình thì cả vợ hoặc chồng đều phải biết yêu thương, chăm sóc, san sẻ mọi chuyện cùng nhau. Vì vậy, mỗi ngày đi làm về, tôi đều chủ động giúp vợ việc nhà. Vào ngày cuối tuần, vợ chồng lại đưa nhau đi ăn ở bên ngoài, dành thời gian cho các con đi chơi, thư giãn cuối tuần. Đó cũng là cách vợ chồng tôi gìn giữ hạnh phúc gia đình.

3.png
Cùng nhau làm mọi việc trong gia đình sẽ giúp các thành viên gắn kết tình cảm với nhau hơn.

Cuộc sống hiện đại, phụ nữ ngày càng có nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống. Ngoài thời gian dành cho công việc, phụ nữ lại quay cuồng với thiên chức làm vợ, làm mẹ, với cả “núi” việc: chăm sóc con cái, đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa… Chưa kể, có nhiều người vừa đi làm, vẫn vừa đi học nâng cao trình độ, vừa chăm sóc gia đình. Chính vì vậy, nếu được chồng thông cảm, chia sẻ việc nhà, người vợ sẽ cảm thấy được an ủi rất nhiều. Do đó, một lời quan tâm dành cho nhau sau một ngày làm việc vất vả, một câu động viên lúc khó khăn, hay chăm sóc con cái, lau dọn nhà cửa… cũng là động lực để phụ nữ mạnh mẽ vượt qua.

2.png

Ngày nay, con người thường dễ bị cuốn theo áp lực, khi có gia đình, con cái, áp lực càng tăng thêm và dần dần thời gian dành cho nhau của vợ chồng càng ít hơn. Một điều rất đơn giản để giữ gìn hạnh phúc là hiểu được nhau, ngoài phút hiếm hoi nghỉ ngơi, vui chơi thì việc nhà chính là quãng thời gian nhiều nhất để vợ chồng chia sẻ với nhau. Phụ nữ rất cần một người bên cạnh biết sẻ chia, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong cuộc sống. Sự quan tâm đó cũng đủ ấm áp và đong đầy yêu thương.

Tiến sỹ Vũ Thanh Châu, Phụ trách chuyên môn Trung tâm Giáo dục kỹ năng sống Newlife, thành phố Lào Cai.

Yêu thương và chia sẻ từ việc nhỏ nhất của cả người chồng và người vợ, biết cảm thông sẽ thắp sáng ngọn lửa yêu thương cho mái ấm gia đình luôn ngập tràn tiếng cười và hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw