Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Theo thống kê, xã Xuân Hòa có hơn 158 ha đất sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại (có 80 ha đất ruộng), có 3,2 km mương thủy lợi bị đất vùi lấp, hư hỏng do hoàn lưu bão số 3 gây ra. Ngay sau mưa lũ, chính quyền xã đã vận động người dân khẩn trương khắc phục những diện tích bị thiệt hại, tiến hành nạo vét mương, khơi thông dòng chảy, gia cố tạm những đoạn bị hư hỏng, đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do lượng đất cát vùi lấp nhiều, hiện nhiều tuyến mương không thể cấp nước phục vụ sản xuất.

tieu-chi-so-17-o-kim-son.jpg

Gia đình chị Lý Thị Hợi, thôn Cuông 2, xã Xuân Hòa có 5 sào ruộng, 4 sào ngô, do ảnh hưởng của mưa lũ, toàn bộ diện tích canh tác bị vùi sâu dưới lớp đất pha cát. Đã hơn 6 tháng trôi qua, gia đình bỏ nhiều công sức cải tạo đất nhưng không thể cấy lúa nước bởi hiện tại ruộng cao hơn công trình thủy lợi. Trước thực tế đó, gia đình chuyển sang trồng ớt và trồng bí, đồng thời bỏ thêm khoản chi phí bơm nước từ ao để tưới cho cây trồng.

Cánh đồng thôn Cuông 2 rộng hơn 30 ha (gồm 22 ha lúa và 8 ha trồng màu) đã bị vùi lấp lớp đất dày sau mưa lũ. Anh Lý Văn Ngàn, Bí thư Chi bộ thôn chia sẻ: Do ảnh hưởng của bão lũ, toàn bộ hệ thống mương phục vụ nước tưới cho cánh đồng của thôn bị đất vùi lấp. Thôn đã huy động máy xúc và hàng trăm công lao động của người dân trong thôn đào đất, khơi dòng chảy để lấy nước sản xuất, tuy nhiên do lượng đất vùi lấp quá dày, trung bình khoảng 1 mét so với trước, khiến mặt ruộng có chỗ cao hơn mương nên không thể sản xuất. Được chính quyền xã tuyên truyền, vận động, các hộ dân đã chuyển sang trồng cây rau, màu.

tieu-chi-so-17-o-kim-son-1.jpg

Ông Hoàng Văn Nhâm, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa thông tin: Vụ đông xuân 2024 - 2025, xã đã khắc phục và đưa vào gieo trồng được hơn 23/80 ha ruộng, diện tích còn lại phải chuyển sang cây trồng khác cần ít nước tưới hơn như lạc, ngô, khoai, bí, ớt… với quyết tâm không để đất trống.

Năm 2025, huyện Bảo Yên gieo trồng gần 5.600 ha, trong đó lúa xuân 2.495 ha, lúa mùa 2.790 ha, cây trồng cạn 284,78 ha. Theo số liệu điều tra, dự báo diện tích cây trồng có nguy cơ bị hạn, thiếu nước năm 2025 là 410 ha (lúa vụ đông xuân 251,4 ha; lúa vụ mùa 83,7 ha; cây trồng cạn có tưới 74,9 ha). Để đảm bảo sản lượng so với kế hoạch đề ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu nước sản xuất, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn tăng cường các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm và áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn (SRI, nhỏ giọt, phun mưa...).

7.jpg

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống kênh mương ở các vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán, tăng cường khả năng cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; tổ chức nạo vét kênh mương, chuẩn bị đầy đủ vật tư, xăng dầu phục vụ máy bơm tại các điểm thiếu nước cục bộ; đắp đập tạm, khoan giếng chủ động nguồn nước phục vụ phòng chống hạn.

5.jpg

Cùng với đó, tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các giống lúa, ngô ngắn ngày, chịu hạn và một số giống lúa thuần địa phương chịu hạn tốt; đồng thời áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Tăng cường phổ biến thông tin về khí tượng, thủy văn, hạn hán; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm tiết kiệm nước, phòng chống hạn để người dân biết và có ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

8.jpg

Theo dự báo của cơ quan chức năng, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, khả năng mưa đầu mùa sẽ xuất hiện muộn hơn đồng nghĩa với việc nguồn nước bổ sung sẽ chậm. Để ổn định sản xuất hơn lúc nào hết người dân cần sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 phường Pom Hán

Khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 phường Pom Hán

Chiều 11/4, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai tổ chức khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 dọc đường 23/9 (phường Pom Hán, thành phố Lào Cai) theo Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 dọc đường 23/9.

Tập đoàn Khôi Nguyên (Hàn Quốc) mong muốn đầu tư cụm y tế phức hợp trị giá 700 tỷ đồng tại Lào Cai

Tập đoàn Khôi Nguyên (Hàn Quốc) mong muốn đầu tư cụm y tế phức hợp trị giá 700 tỷ đồng tại Lào Cai

Chiều 11/4, tại trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên (Hàn Quốc) về đầu tư cụm dịch vụ y tế phức hợp trị giá 700 tỷ đồng tại Lào Cai.

Gần 43 nghìn hồ sơ hoàn thuế được xử lý tự động trong 1 tuần

Gần 43 nghìn hồ sơ hoàn thuế được xử lý tự động trong 1 tuần

Từ ngày 3/4/2025, ngành thuế chính thức triển khai quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động trên toàn quốc, áp dụng cho kỳ quyết toán thuế năm 2024. Cục Thuế cho biết, chỉ sau 7 ngày triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động, Cơ quan Thuế đã tiếp nhận và xác định hoàn thuế cho 42.881 hồ sơ với tổng số tiền 229,3 tỷ đồng.

Giá vàng ngày 11/4: Tăng "dựng đứng", vượt 106 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 11/4: Tăng "dựng đứng", vượt 106 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (11/4) tăng phi mã, vượt mốc 3.200 USD/ounce khi chứng khoán Mỹ vừa có phiên giảm mạnh, đồng USD cũng mất giá, khiến nhu cầu trú ẩn an toàn vốn tiếp tục tăng cao. Trong nước, giá vàng các thương hiệu cũng tăng “dựng đứng” lên các mức kỷ lục mới. Giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 106,4 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 105,4 triệu đồng/lượng.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

[Ảnh] Tranh thủ từng giờ nắng, thảm nhựa đoạn đường qua rừng già Y Tý

[Ảnh] Tranh thủ từng giờ nắng, thảm nhựa đoạn đường qua rừng già Y Tý

Giữa trưa nắng, công trường thảm nhựa mặt đường dự án thi công tuyến đường Bản Xèo - Dền Sáng - Y Tý đoạn qua khu vực rừng già Y Tý vẫn rộn vang tiếng máy. Đoạn đường qua khu rừng nguyên sinh, quanh năm mây mù, vì vậy, những ngày nắng đã tạo thuận lợi cho việc thảm nhựa bê tông thực sự quý giá.

Làm gì để định vị gạo Việt trước kỷ nguyên mới?

Làm gì để định vị gạo Việt trước kỷ nguyên mới?

Gạo Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế, tuy nhiên, để tiếp tục duy trì và nâng cao vị thế đó trước kỷ nguyên mới, ngành lúa gạo phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội, đặc biệt là việc phát triển giống lúa chất lượng cao, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, và hình thành chuỗi giá trị bền vững.

fb yt zl tw