Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài 3: Bài ca trên đỉnh núi

Bài 3: Bài ca trên đỉnh núi

Vậy mà nhanh thật, đã 4 năm kể từ sau lần cuối cùng chúng tôi lên bản Tu Thượng. Cũng là sau 4 lần chúng tôi ngược dốc núi cheo leo, khấp khểnh, những đoạn dốc lởm chởm đá phải xuống xe, cài số 1 mà dắt bộ, vì không thể điều khiển nổi tay lái.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
22.jpg

Những hôm trời mưa, phải mất cả tiếng đồng hồ đi bộ. Mùa đông rét căm căm mà mồ hôi vẫn túa ra ướt lưng áo… mới đến được Tu Thượng. Hồi ấy, cánh phóng viên chúng tôi, những ai đã nếm trải tuyến đường lên Tu Thượng, giờ đây mỗi khi nhắc lại những nẻo đường tác nghiệp, vẫn thấy sởn da gà… Vậy mà, trở lại Tu Thượng lần này, chúng tôi bon bon trên tuyến đường bê tông mới hoàn thành hồi tháng 8/2023, phóng xe lên tận giữa bản.

23.jpg

Tháng Mười, mùa gặt vừa xong, những thửa ruộng trơ gốc rạ ngang lưng núi sau những mưa nắng ủ đủ chất để nuôi hạt gạo trắng tròn, để mang no ấm cho đồng bào Mông xanh - tộc người sinh sống nơi núi cao ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn - cho đến hiện tại chỉ có 125 hộ, với gần 1.000 người. Những câu chuyện mang màu sắc huyền bí và những giải mã về người Mông xanh ở lưng núi Tu Thượng này vẫn chỉ là những phỏng đoán, truyền thuyết được truyền khẩu qua thời gian. Chỉ biết rằng, nơi này có một tộc người sinh sống, yêu thương nhau qua những mưa nắng của cuộc đời, sinh tồn và góp thêm một gam màu tươi sáng trong bức tranh đa sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lào Cai.

Những (5).jpg

Cùng với các tộc người Mông hoa, Mông đen, Mông trắng... người Mông xanh ở Tu Thượng cũng trồng lanh, dệt vải, nhuộm chàm và thêu thổ cẩm, làm nên bộ trang phục riêng của dân tộc mình. Cụ bà Lý Thị Sai được xem là người thạo nghề dệt vải, vừa hướng dẫn cháu gái căng sợi lanh, vừa vui vẻ trò chuyện với chúng tôi.

27.jpg

Lại nói về cháu gái của cụ Sai, đó là Vàng Thị Nam, đã tốt nghiệp THPT. Cách đây 4 năm, trong lần ở lại Tu Thượng, tôi gặp Vàng Thị Nam và lần này cũng là cơ duyên gặp lại khi Nam đang đợi việc để đi làm.

26.jpg

Tôi vẫn còn nhớ, năm đó Vàng Thị Nam đang học lớp 10. Ở cô bé toát lên sự tháo vát, nhanh nhẹn của người chị cả biết chăm lo cho các em, biết giúp bố mẹ làm tất thảy mọi việc nhà. Hôm chúng tôi nghỉ lại, đúng vào Rằm tháng Bảy. Trên mỏm đá tình yêu ngay đầu bản Tu Thượng, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, chỉ có tiếng sáo vi vút vang vọng núi rừng. Những chàng trai, cô gái tuổi cập kê, nhỏ to câu chuyện bên vách núi, bẽn lẽn sợ người phương xa nghe thấy. Đêm ấy, chúng tôi ngủ muộn và trôi miên man trong một cảm xúc khó tả về bản người Mông xanh. Tôi không thể quên hình ảnh bịn rịn trong buổi chiều tắt nắng của ngày hôm sau, khi tạm chia tay mảnh đất Tu Thượng, Vàng Thị Nam đứng ở cửa bếp lễ phép vẫy tay nói lời chào chúng tôi: Cháu chào cô nhé. Cháu không ra tiễn cô đâu, cháu sẽ khóc mất...

28.jpg

Hôm nay, như gặp lại người thân đi xa lâu ngày trở về, Vàng Thị Nam tíu tít chuyện trò với chúng tôi: Cháu xin đi làm công nhân ở Bắc Giang nhưng bà nội ngày càng già yếu nên cháu muốn ở gần để chăm sóc bà.

Thế nên từ lúc tốt nghiệp THPT, Nam vẫn ở Tu Thượng và hiện là thành viên tích cực của Câu lạc bộ gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông xanh Nậm Xé.

Câu lạc bộ gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông xanh có 26 thành viên. Mỗi tháng câu lạc bộ sinh hoạt 1 lần. Các hoạt động được duy trì như học thêu, may, hát, trò chơi dân gian. Người cao tuổi trong câu lạc bộ truyền dạy lại cho thế hệ trẻ. Ngoài trồng lanh, dệt vải, người Mông xanh ở Tu Thượng còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng khác như hát ống, đánh cù, thổi khèn, nghề rèn, đúc, đan lát…

29.jpg

Cụ Vàng Thị Mão, bậc cao niên ở bản Tu Hạ, năm nay 78 tuổi nhưng với cụ, không chỉ trông nhà để con cháu lên nương cấy hái, thu hoạch thảo quả, cụ còn nhắc nhở trẻ con chăm lo học tập, vẫn hằng ngày cần mẫn ngồi se sợi lanh, dệt vải và thêu thổ cẩm.

30.jpg

Đặc biệt, từ khi xã Nậm Xé thành lập Câu lạc bộ giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Mông xanh, cụ Mão say sưa truyền dạy các nghề truyền thống cho các thành viên trong câu lạc bộ. Ngừng tay thêu thổ cẩm, cụ Vàng Thị Mão cười hiền và bảo: Mắt vẫn còn nhìn rõ, tay vẫn còn xâu kim được ngày nào thì tôi vẫn sẽ còn se lanh, dệt vải và thêu áo.

25.jpg

Bản làng người Mông xanh luôn trù phú bởi những bàn tay cần cù lao động, bởi quyết tâm đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu năm xưa để vươn lên làm chủ kinh tế gia đình. Thế nên, trong bản mặc dù chỉ hơn một trăm nóc nhà nhưng có không ít gia đình phát triển kinh tế hiệu quả, trở thành điển hình không chỉ ở bản mà còn của xã Nậm Xé. Ông Lý A Vắng ở thôn Tu Hạ là một trong những nông dân điển hình. Khi nhắc đến ông Lý A Vắng, bà con trong thôn, xã đều cảm phục bởi ý chí và sự cần cù trong lao động. Gia đình ông Vắng cũng như bao gia đình khác tại mảnh đất này, lao động sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là làm ruộng và chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập hằng năm chỉ đủ ăn.

Với điều kiện đất đai sẵn có, ông và gia đình đã chọn phát triển kinh tế theo mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp, kết hợp cả trồng trọt và chăn nuôi. Ban đầu thiếu vốn đầu tư, nhân lực ít nên việc phát triển kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Giờ đây, gia đình ông Vắng đã có hơn 2.000 m2 đất ruộng và nuôi 10 con lợn, 1 ao nuôi cá hơn 800 m2. Trung bình mỗi năm, thu nhập từ chăn nuôi và trồng trọt của gia đình ông Vắng trên 200 triệu đồng...

Những (6).jpg

Hơn thế, không ít người con của đồng bào Mông xanh dám mạnh mẽ bước ra khỏi làng bản, xuống núi học chữ, ưu tú thành cán bộ, đảng viên dân tộc thiểu số rất ít người tiêu biểu, dẫn dắt và chung sức. Điển hình là đồng chí Vàng A Tớ, Bí thư Đảng ủy xã đã cùng cấp ủy đảng, chính quyền địa phương xây dựng xã vùng cao Nậm Xé phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa. Hoặc chị Vàng Thị Phái đã mạnh mẽ vượt qua rào cản về phong tục xưa, cô gái Mông xanh “9x” quyết chí xuống núi tìm cái chữ, mở rộng tầm hiểu biết ra xa hơn ngọn núi Tu Thượng, dài hơn dòng suối Nậm Tu, giờ đã là “thủ lĩnh” của những chị em gái người Mông xanh quê mình...

Với vai trò là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, nữ đảng viên trẻ Vàng Thị Phái tích cực vận động hội viên bảo tồn bản sắc, văn hóa truyền thống. Theo chị Phái, phụ nữ Mông xanh luôn yêu văn hóa dân tộc, thích thêu may, múa hát và tham gia các hoạt động cộng đồng. Chính vì thế, việc thành lập Câu lạc bộ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông xanh là sân chơi bổ ích cho nhiều thế hệ người già, người trẻ ở Nậm Xé...

33.jpg

Thời gian cứ trôi theo dòng chảy bốn mùa của xuân, hạ, thu, đông, người Mông xanh ở Nậm Xé một lòng yêu kính Bác Hồ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy thế mạnh để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ. Bản tình ca Mông xanh trên núi Tu Thượng hôm nay được hòa âm bởi những nốt nhạc trầm bổng của sự năng động, của tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám vượt qua rào cản của chính mình, của cộng đồng mình để xây dựng cuộc sống ấm no...

34.jpg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw