14 giờ, giữa cái nắng hơn 30 độ C trên cánh đồng Tông Pháy, xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, các chiến sĩ công an, đoàn viên, thanh niên và người dân vẫn miệt mài, khẩn trương "cứu" lúa đang bị vùi lấp dưới bùn bởi mưa, lũ.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, từ ngày 9 - 12/9 trên địa bàn xã Dương Quỳ (Mường Chăn), huyện Văn Bàn có mưa lớn, 80 ha lúa bị thiệt hại chủ yếu ở các thôn Tông Pháy, Khuân Đo, Nà Hạch, Bản Pầu, Bản Khoay, Nà Hin, Nà Có, Tông Hốc, Pá Bó, Trung Tâm. Thời điểm này lúa vẫn còn xanh, khoảng 2 tuần nữa sẽ là giai đoạn tốt nhất để thu hoạch. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của mưa lũ, lúa đổ rạp, bông ngâm dưới nước, nhiều diện tích còn bị vùi lấp dưới bùn, cát, nếu không thu hoạch non, chỉ 2 - 3 ngày nữa lúa sẽ mọc mầm ngay trên cánh đồng. Trước tình huống đó, từ ngày 12/9, Đoàn Thanh niên huyện Văn Bàn phối hợp với Đoàn Thanh niên xã Dương Quỳ và người dân khẩn trương thu hoạch lúa non, cứu hoa màu, giảm thiểu thiệt hại. Ông La Văn Tấn, thôn Tông Pháy cho biết: Ruộng lúa của gia đình bị mưa lũ vùi dập toàn bộ. Hiện lúa còn rất xanh, thu hoạch lúc này chắc chắn hạt lép, năng suất thấp nhưng có còn hơn không. Buổi sáng nay (13/9), chúng tôi dầm mưa gặt, chiều thì lại đội nắng gặt, bởi chỉ cần ngâm thêm dưới bùn 1 - 2 ngày, lúa sẽ nảy mầm, không thể thu được nữa. Người dân bới từng cây lúa, cố gắng vớt vát được nhiều nhất có thể.
Những bông lúa xanh khoảng 2 tuần nữa mới là thời điểm tốt nhất để thu hoạch. Chị La Thị Hương chia sẻ: Trời ngớt mưa là chúng tôi bắt đầu gặt từ ngày hôm qua. Những bông lúa ngâm mình dưới nước và bùn, nếu không thu hoạch kịp sẽ nảy mầm.
Thượng úy Đoàn Ngọc Quang, Phó đội Trưởng Đội An ninh, Bí thư Chi đoàn Công an huyện Văn Bàn cho biết: Ngay khi biết tin hoa màu của người dân bị ảnh hưởng, dưới sự chỉ đạo tập hợp của Huyện đoàn Văn Bàn, Chi đoàn Công an huyện đã tập hợp 10 đồng chí hỗ trợ người dân thu hoạch lúa. Trong buổi sáng nay, chúng tôi cũng hỗ trợ di dời, chuyển đồ cho một số hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở trên địa bàn xã Dương Quỳ . Lúa sau khi gặt được kéo về điểm tập kết chuẩn bị tuốt ngay tại ruộng. Huyện đoàn Văn Bàn đã tập hợp đoàn viên, thanh niên tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ bà con Dương Quỳ bị ảnh hưởng bởi mưa, lũ như: chung tay vận chuyển đồ, di dời một số hộ dân ra khỏi khu vực cảnh báo có nguy cơ sạt lở cao, gặt lúa giúp bà con. Các hoạt động hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bởi mưa lũ sẽ còn được Huyện đoàn Văn Bàn triển khai ở các địa phương khác trong huyện.
Theo báo cáo của UBND xã Dương Quỳ, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3, từ ngày 7 - 12/9, trên địa bàn xã có mưa lớn, gây thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân. Trong đó, có 1 người chết do sạt lở đất; 1 hộ bị sạt lở ta luy dương đổ tường nhà; 5 hộ phải di dời nhà; 60 hộ di dời tránh trú mưa lũ; một số cơ sở hạ tầng như đường giao thông, công trình cấp nước bị sụt lún, nứt gãy; thiệt hại 80 ha lúa và 3,45 ha ngô… thuỷ sản bị ngập tràn ước thiệt hại 470 tạ cá… ước tổng thiệt hại là 2,5 tỷ đồng.
Những ngày này, trên các nương dứa tại huyện Mường Khương, không khí thu hoạch tươi vui hơn bao giờ hết. Sau nhiều năm giá cả bấp bênh, vụ dứa năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá, giúp bà con nông dân phấn khởi, mạnh dạn mở rộng diện tích trồng dứa.
Đảng viên trẻ trên địa bàn thị xã Sa Pa đang khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Từ mô hình kinh tế hiệu quả đã lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong đoàn viên, thanh niên và người dân địa phương.
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Bắc Hà tổ chức lớp tập huấn phục hồi sinh kế cho người dân chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Ngày 27/3, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường đã ký Quyết định số 822 và Quyết định 823/QĐ-UBND về việc công nhận xã Tả Van, xã Thanh Bình thuộc thị xã Sa Pa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.
Trước tình hình giá gà thịt giảm sâu kéo dài thời gian qua ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi và để phát triển nghề nuôi gà bền vững, phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với ông Lê Tân Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường xung quanh vấn đề này.
Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Yên, hiện trên địa bàn huyện có 27 ha lúa xuân bị nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn (trong đó nhiễm nhẹ 22 ha, trung bình 5 ha), chủ yếu tại các xã Vĩnh Yên, Nghĩa Đô, Việt Tiến.
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.
Vượt qua đau thương do thiên tai gây ra, người dân ở khu tái thiết nhà ở thôn Làng Nủ (Bảo Yên) và thôn Nậm Tông, Kho Vàng (Bắc Hà) đã dần trở lại cuộc sống thường ngày. Một trong những yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống là được tiếp cận với nguồn nước sạch.
Những ngày này, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, nông dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng tập trung xuống đồng làm đất trồng và chăm sóc ngô vụ xuân - hè năm 2025 nhằm đảm bảo khung thời vụ.
Giá lợn đang trên đà tăng cao, tạo ra không ít cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngành chăn nuôi. Người chăn nuôi đang đứng trước bài toán khó khi quyết định có nên tái đàn với số lượng lớn hay không.
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.
Theo xu thế chung của thị trường cả nước, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh đang trong xu hướng tăng. Hiện giá lợn hơi đang ở mức 74.000 - 76.000 đồng/kg, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.
Dịp Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025, các địa phương trong tỉnh đã trồng được hơn 1,8 triệu cây gồm: hơn 368 ha rừng tập trung (tương đương hơn 1,2 triệu cây) và gần 600 nghìn cây xanh phân tán.
Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.