Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
 [Ảnh] Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” ở Mường Hoa

[Ảnh] Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” ở Mường Hoa

Tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa), Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập tại Trường Phổ thông DTBT Tiểu học và THCS Hầu Thào với 32 thành viên. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, câu lạc bộ trở thành sân chơi hấp dẫn, lành mạnh và hiệu quả cho các em học sinh.

z5968308655841-180ddc225fe741a5493dfcf534241212.jpg
Trường Phổ thông DTBT Tiểu học và THCS Hầu Thào có 827 học sinh, trong đó phần lớn là dân tộc Mông.
baolaocai-br_mg-7838.jpg
Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" thuộc Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Câu lạc bộ được thành lập tại trường vào năm 2022 với 32 thành viên.
z5968309284696-1729f7995677eba0a5aa68c209c80dbb.jpg
Thành viên câu lạc bộ đều là những học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng truyền cảm hứng, nói chuyện trước đám đông.
baolaocai-br_mg-7885.jpg
Em Châu Thị Sớ, thành viên Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tổ chức hoạt động rèn nền nếp cho các bạn học sinh bán trú. Dưới sự hướng dẫn, gợi mở của Sớ, các em học sinh đã tự tin bày tỏ quan điểm, có thêm kiến thức cho bản thân.
z5968309259560-6477ac27e358d7478042c16d0c5b2f51.jpg
Các thành viên trong câu lạc bộ trợ giúp thầy cô phát tờ rơi tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, những hệ lụy của các vấn nạn trên đối với lứa tuổi học đường.
baolaocai-br_z5968309224478-6ed70f90335838f9a146c56cacaa520e.jpg
Một buổi sinh hoạt ngoại khóa của các thành viên câu lạc bộ với các bạn học sinh. Sự tự tin, năng động, gần gũi của các thành viên đã truyền cảm hứng cho bạn bè. Các bạn nhỏ hào hứng tham gia hoạt động do câu lạc bộ tổ chức.
baolaocai-br_mg-7960.jpg
Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" trở thành sân chơi, diễn đàn bổ ích dành cho trẻ. Tham gia câu lạc bộ giúp các em tự tin lên tiếng bảo vệ bản thân, thay đổi cách nghĩ, cách học, cách làm trong cuộc sống. Trong đó, tập trung chia sẻ thông tin, kiến thức về tâm lý lứa tuổi, giới tính, thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, bồi dưỡng các kỹ năng sống về tự khám phá nhận thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong gia đình, nhà trường, cộng đồng.
z5968308966952-b5634997140ab1ebe6970c6fcdb0b0fc.jpg
Từ sự tự tin trong giao tiếp và được rèn luyện kỹ năng sống, các em hào hứng tham gia học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại nhà trường.
z5968309129372-18fd573bc3376ca1f97a9755e102fd4b.jpg
Những kiến thức, kỹ năng sống được rèn luyện hôm nay sẽ là hành trang cho các em học sinh vững bước vào tương lai, góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Cốc Lầu nói không với tảo hôn

Phụ nữ Cốc Lầu nói không với tảo hôn

Nhằm phát huy vai trò trong công tác phòng chống tảo hôn cũng như phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình, Hội Phụ nữ xã Cốc Lầu (Bắc Hà) đã thành lập mô hình Câu lạc bộ "Nói không với tảo hôn và các hủ tục lạc hậu".

[Infographic] Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Giai đoạn "vàng" để trẻ phát triển toàn diện

[Infographic] Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Giai đoạn "vàng" để trẻ phát triển toàn diện

1.000 ngày đầu đời (từ khi thụ thai đến khi trẻ tròn 2 tuổi) là khoảng thời gian quan trọng quyết định sự phát triển thể chất, trí tuệ và sức khỏe lâu dài của trẻ. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, cả về chiều cao, cân nặng lẫn não bộ. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối trong thời gian này giúp trẻ phát triển tối ưu và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

[Ảnh] Bắc Hà: Nhân lên các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

[Ảnh] Bắc Hà: Nhân lên các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Bắc Hà đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất và huy động sự tham gia của hội viên để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Sự hỗ trợ đó đã giúp nhiều hội viên phụ nữ là người dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, trở thành những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

Xã Điện Quan (Bảo Yên): Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

3 năm trở lại đây, các tổ truyền thông cộng đồng theo Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được thành lập tại các thôn, bản, đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn xã.

Tọa đàm: Khi nam giới tham gia truyền thông những vấn đề về giới

Tọa đàm: Khi nam giới tham gia truyền thông những vấn đề về giới

Trong hình dung của nhiều người, khi nói về bình đẳng giới thường là những vấn đề liên quan chủ yếu đến phụ nữ. Vậy nhưng lại có những nam giới thực hiện việc tuyên truyền này, họ sẽ gặp những khó khăn gì và đã nỗ lực như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ? Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với anh Bàn Văn Nghiêm, Tổ phó Tổ truyền thông cộng đồng thôn 2 Nhai Tẻn, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên phần nào làm rõ hơn những vấn đề nêu trên.

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Hội Phụ nữ xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) và các tổ truyền thông cộng đồng thôn đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, qua đó từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình tại địa phương.

Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

fbytzltw