Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Yêu trang phục của người Dao

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Yêu.zip - 2.jpeg

Chị Trần Thị Giang, ở thôn Trung Tâm, xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn. Gia đình chị nhiều đời làm nghề may. Ban đầu chị học ngành lâm nghiệp, nhưng khi tốt nghiệp ra trường, thay vì tìm công việc phù hợp với ngành học, chị lựa chọn nối nghiệp gia đình. Thời điểm mới khởi nghiệp, kinh doanh thuận lợi, nhưng sau một thời gian, nhu cầu may đo ít dần, người dân chuộng đồ bán sẵn, công việc của chị Giang gặp khó khăn.

Yêu.zip - 3.jpeg

Chị cho biết: Qua vài lần lên vùng cao, tôi thấy đồng bào Dao thêu, khâu một bộ trang phục rất cầu kỳ, mất nhiều thời gian. Có khi cả năm mới có được một bộ đồ để mặc. Ở Văn Bàn, nhiều người may trang phục dân tộc Tày, Thái nhưng may trang phục của dân tộc Dao thì rất hiếm. Vậy nên, tôi nảy ý tưởng sử dụng máy may hỗ trợ bà con một số công đoạn trong quá trình tạo nên bộ đồ.

Yêu.zip - 4.jpeg

Ban đầu, chỉ may lắp ráp một số chi tiết, bộ phận, sau đó chị Giang thực hiện may hoàn chỉnh bộ trang phục. Ngoại trừ phần bà con tự thêu tay, các chi tiết còn lại chị Giang chỉ mất khoảng 2 giờ để hoàn chỉnh một bộ đồ.

“Công đoạn khó nhất trong trang phục của người Dao là các họa tiết cần phải thêu tay. Bà con tự thêu sau đó mang xuống để tôi ghép lại thành bộ”, chị Giang chia sẻ.

Yêu.zip - 5.jpeg

Hiện tại, để giảm chi phí và rút ngắn thời gian thêu tay, chị Giang may sẵn các bộ đồ có họa tiết in để bà con lựa chọn. Những bộ đồ này có giá rẻ và dễ dàng giặt, phơi thuận lợi cho bà con mặc hằng ngày đi lao động, sản xuất hoặc dùng trong các buổi biểu diễn văn nghệ thay bộ đồ thêu truyền thống. “Tuy nhiên, tôi vẫn khuyến khích bà con tự thêu thổ cẩm khi có thời gian rảnh để gìn giữ văn hóa truyền thống” - chị Giang cho biết.

Yêu.zip - 6.jpeg

Gần 20 năm gắn bó nghề may, chị Giang có thể phân biệt rõ các họa tiết trên trang phục người Dao của từng vùng. Không đơn thuần là may một bộ đồ để mặc, chị Giang còn tìm hiểu về văn hóa người Dao, như may đồ cho thầy cúng thì phải chọn ngày lành, tránh ngày kiêng kị.

Trang phục do chị Giang may luôn được bà con người Dao tin tưởng. Không chỉ có khách trong xã, trong huyện mà có cả khách hàng từ Lai Châu, Yên Bái đến mua.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Cả đời gắn bó với chiếc khăn rằn, tình yêu đó cũng thôi thúc soạn giả Nhâm Hùng - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, viết tới 31 đầu sách, trong đó cuốn sách “Văn hoá khăn rằn”.

fbytzltw