Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Xã Nậm Lúc lập phương án di chuyển gần 20 hộ dân nằm trong vùng sạt lở nguy hiểm

Xã Nậm Lúc lập phương án di chuyển gần 20 hộ dân nằm trong vùng sạt lở nguy hiểm

Chiều 18/9, tại khu vực thôn Nậm Kha, xã Nậm Lúc, chính quyền địa phương phát hiện một cung sạt lở lớn nằm trên sườn núi nên đã lập phương án di chuyển các hộ dân ở phía dưới để đảm bảo an toàn.

Theo ghi nhận của phóng viên, sáng 19/9, lực lượng dân quân xã Nậm Lúc đã triển khai phát dọn, kiểm tra kỹ lưỡng cung sạt lở để các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh tiếp cận xem xét đánh giá nguy cơ sạt lở để có phương án khắc phục.

N1.jpg
Cận cảnh một vết nứt.
N3.jpg
Khu dân cư thôn Nậm Kha nằm ngay phía dưới cung sạt lở.

Những hình ảnh tại hiện trường cung sạt lở cho thấy, vết nứt đã tụt xuống gần 1m, kéo dài gần 200m và đang tiếp tục mở rộng. Trong khi đó, phía dưới cung sạt lở là nơi sinh sống của gần 20 hộ dân và là nơi đóng chân của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Nậm Lúc và Phân hiệu Mầm non Nậm Kha (Trường Mầm non xã Nậm Lúc).

Trao đổi với phóng viên, anh Trương Văn Tim, Trưởng thôn Nậm Kha, xã Nậm Lúc cho biết: Từ chiều 18/9, sau khi người dân phát hiện vết nứt trên sườn núi, chúng tôi đã báo cáo với UBND xã, đồng thời di chuyển khẩn cấp 10 hộ nằm ở vùng nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng cao. Đến sáng nay, chính quyền địa phương đã cho dựng một số lán, trại ở khu vực đồi đối diện, nơi đảm bảo an toàn để tiếp tục di chuyển các hộ dân còn lại.

N2.jpg
Một góc cung sạt lở tại thôn Nậm Kha, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà.

Theo ông Sầm Phương Long, Chủ tịch UBND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà: Trước nguy cơ cung sạt lở có thể ập xuống bất cứ lúc nào, chính quyền xã đã yêu cầu 3 trường học trên địa bàn chưa đón học sinh đến ở bán trú và tạm thời dừng tổ chức dạy học để chờ các cơ quan chuyên môn đến kiểm tra, sau khi có kết luận và phương án đảm bảo an toàn thì sẽ tái giảng.

N5.jpg
Khu lán trại chính quyền xã lập tạm để một số hộ dân thôn Nậm Kha đến cư trú.

Hiện nay, toàn bộ đoạn đường từ UBND xã đến Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Nậm Lúc và khu dân cư thôn Nậm Kha đang nằm trong vùng nguy hiểm, nên các đoàn thiện nguyện và người dân khi đi đến khu vực này cần cảnh giác, đặc biệt là khi trời có mưa.

N4.jpg
Khu phòng học củaTrường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Nậm Lúc nằm ngay dưới cung sạt lở.

Cũng theo ông Sầm Phương Long, Chủ tịch UBND xã Nậm Lúc, hiện nay, đời sống của Nhân dân vùng lũ Nậm Lúc đang gặp rất nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương vừa phải tiếp tục tổ chức tìm kiếm người mất tích, vừa phải lo ổn định cuộc sống của người dân mất nhà cửa, nên rất cần những tấm lòng hảo tâm từ người dân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ gạo, nhu yếu phẩm, vật liệu để người dân sửa lại nhà ở ổn định cuộc sống.

Báo Lào Cai sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về công tác khắc phục hậu quả mưa lũ và đảm bảo an toàn cho người dân vùng lũ Nậm Lúc, huyện Bắc Hà.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt đông đảo các đại biểu cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

fb yt zl tw