Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Vài Siêu những chuyện vui buồn

Vài Siêu những chuyện vui buồn

Vài Siêu những chuyện vui buồn - 2.png

Ngược dòng sông Chảy, vất vả vượt chặng đường đất và đá cấp phối hơn 14 km, chúng tôi có mặt tại thôn 6 Vài Siêu. Sau những trận mưa, đường vào thôn thuộc tuyến đường liên xã Thượng Hà - Tân Dương - Điện Quan có những đoạn lầy lội. Thôn 6 Vài Siêu có 97 hộ thì hơn 50 hộ người Dao sinh sống ở xóm ngoài giáp bờ sông Chảy, còn 40 hộ người Mông tập trung ở xóm trong - nơi có địa hình cao hơn, chủ yếu là đồi núi.

Trong ngôi nhà xây khang trang như một biệt thự giữa núi rừng, anh Ma A Thống rót chén nước chè mời khách và kể câu chuyện lập nghiệp nơi vùng đất này. Từ những năm 1980, gia đình anh di chuyển từ xã Bản Cái (huyện Bắc Hà) xuống xã Thượng Hà và chọn vùng đất này an cư, bởi nơi đây đất đai màu mỡ, rộng rãi, những quả đồi thoai thoải thuận lợi cho phát triển sản xuất.

Vài Siêu những chuyện vui buồn.png

“Vạn sự khởi đầu nan”, ngày đó chưa có điện lưới quốc gia, đường giao thông đi lại vô cùng vất vả, tuy chăm chỉ lao động, trồng ngô, trồng lúa, trồng sắn nhưng suốt nhiều năm, gia đình anh Thống vẫn không thoát khỏi hộ nghèo. Năm 2006, khi Nhà nước cấp phát giống cây quế cho đồng bào vùng cao một số xã của huyện Bảo Yên, anh Thống xin được 30 cây quế về trồng trên mảnh đồi gần nhà. Phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây, những cây quế bén rễ, phát triển xanh tốt, 10 năm sau, mỗi cây quế được bán với giá 40 triệu đồng. Từ đây, chàng trai người Mông đã tìm ra được hướng thoát nghèo cho gia đình.

Chỉ tay lên những đồi quế bạt ngàn với khoảng 4 vạn cây quế 3 năm tuổi trở lên, 2 vạn cây quế 2 năm tuổi, hơn 10 vạn cây bồ đề, anh Thống bảo: Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên tôi gieo hạt quế vào đất nương nhưng số lượng cây quế mọc được và phát triển rất ít. Về sau, tôi mua bầu về ươm hạt quế thì tỷ lệ nảy mầm cao. Khi cây đủ lớn đem lên nương trồng, cây phát triển tốt.

Vài Siêu những chuyện vui buồn - 4.png

Năm 2022, anh Ma A Thống bán 1 đồi quế và bồ đề, thu được 800 triệu đồng, từ đầu năm đến nay, anh thu gom tiếp được hơn 50 triệu đồng. Ngôi nhà xây trị giá 900 triệu đồng của gia đình anh Thống cũng chính là từ tiền bán quế, bồ đề trong những năm qua.

Cách nhà anh Thống không xa là nhà ông Thào A Súng, ông Thào Seo Pao, những hộ đồng bào Mông có diện tích rừng trồng lớn, chủ yếu quế và bồ đề, họ cũng có cuộc sống khá giả từ rừng. Là một trong những hộ đầu tiên trồng quế ở thôn 6 Vài Siêu, đến nay, gia đình ông Thào A Súng có 14 ha quế các độ tuổi khác nhau. Bà con người Mông, người Dao ở thôn 6 Vài Siêu đều ngưỡng mộ gia đình ông Súng vì chăm chỉ lao động, từ trồng quế, bán quế mà xây được ngôi nhà trị giá gần 1 tỷ đồng.

Vài Siêu những chuyện vui buồn - 5.png

So với xóm trong, thì xóm ngoài thôn 6 Vài Siêu, nơi đồng bào Dao sinh sống ven bờ sông Chảy, sự đổi thay dường như chậm hơn. Dọc con đường đất, đá lầy lội ngày mưa, những ngôi nhà xây thưa vắng, đa số chỉ là nhà gỗ, thậm chí có những ngôi nhà vách tre nứa đơn sơ đã hư hỏng nhiều.

Vài Siêu những chuyện vui buồn - 6.png

Bí thư Chi bộ Bàn Văn Hương cho hay: Tuy xóm ngoài - nơi đồng bào Dao sinh sống - giáp sông Chảy, địa hình bằng phẳng hơn nhưng không có nhiều đất để phát triển rừng sản xuất như ở xóm trong. Mặt khác, khi dâng nước hồ thủy điện Vĩnh Hà, diện tích đất sản xuất của người dân cũng bị giảm so với trước. Vì thiếu đất sản xuất, việc phát triển kinh tế của người dân gặp khó khăn.

Đến thôn 6 Vài Siêu, tôi để ý thấy trên lòng hồ thủy điện Vĩnh Hà và một số cửa suối có nhiều lồng nuôi cá của người dân, tuy nhiên có nhiều lồng bị bỏ không. Qua câu chuyện chúng tôi được biết, từ năm 2019, xã Thượng Hà vận động một số hộ tận dụng diện tích mặt nước sông Chảy để nuôi cá lồng, có thời điểm khu vực này có tới 180 lồng cá. Tỉnh cũng hỗ trợ 5 triệu đồng mỗi lồng nuôi cá, ngoài ra còn hỗ trợ thức ăn, cá giống để bà con phát triển mô hình.

Vài Siêu những chuyện vui buồn - 7.png

Thời gian đầu, mô hình phát triển tốt nhưng đến nay không phát huy được hiệu quả, nguyên nhân chính là 2 năm gần đây, giá cám quá cao, giá cá thương phẩm không tăng nên việc nuôi cá lồng khiến người nuôi lỗ. Mặt khác, do đường vào thôn quá khó đi, thôn 6 Vài Siêu vẫn như một “ốc đảo” ít người biết tới, thương lái không vào thu mua cá của người dân hoặc ép giá, khiến đầu ra bị hạn chế.

Vài Siêu những chuyện vui buồn - 8.png

Trong thời gian tới, để giúp đồng bào dân tộc Dao, Mông nơi đây thoát nghèo bền vững, xã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng mở rộng diện tích trồng quế, phát triển chăn nuôi trâu sinh sản, nuôi lợn đen bản địa. Đối với mô hình nuôi cá lồng, UBND xã đang bàn giải pháp giúp bà con khôi phục lại những lồng cá bị hỏng để nuôi lại, tìm đầu ra cho nguồn thủy sản của người dân.

Vài Siêu những chuyện vui buồn - 9.png

Chủ tịch UBND xã Thượng Hà cũng cho rằng, muốn tạo sức bật cho thôn 6 Vài Siêu thì giải pháp quan trọng nhất hiện nay là cải thiện hạ tầng như đường giao thông, điện, thông tin liên lạc. Cấp ủy đảng, chính quyền xã và người dân đều mong huyện, tỉnh sớm đầu tư nâng cấp tuyến đường liên xã Thượng Hà - Tân Dương - Điện Quan, cũng là tuyến đường chính vào thôn, tạo động lực để thôn phát triển giao thương. Cùng với đó, ngành điện lực, viễn thông của huyện giúp các hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, điện thoại di động, internet để người dân trao đổi, cập nhật thông tin, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình.

Nội dung: Tuấn Ngọc

Trình bày: Khánh Ly

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

fb yt zl tw