Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Trong mỗi người có một phần máu thịt ở Trường Sa

Trong mỗi người có một phần máu thịt ở Trường Sa

Khi hơn 200 thành viên Đoàn công tác trên tàu 561 đồng thanh “Cả nước vì Trường Sa” và ở nơi đảo nhỏ tiền tiêu cũng vọng vang trở lại “Trường Sa vì Tổ quốc”, tôi bất giác đặt tay lên ngực trái, một cảm xúc đến gai người, giống như một luồng điện nhỏ lan tỏa trong từng đường gân thớ thịt. Cảm xúc ấy chỉ có thể là tình yêu Tổ quốc, bởi “trong mỗi người đều có một phần máu thịt ở Trường Sa”.

1.png

Con tàu mang số hiệu 561 kéo lên những hồi còi dài đưa Đoàn công tác số 14 rời Cảng Quốc tế Cam Ranh đi thăm, tặng quà cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Trên bến cảng, giữa bỏng cháy tháng 5, những cánh tay rám nắng của cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 955, Vùng 4 Hải quân vẫy chào tạm biệt, chúc chuyến hải lộ bình an, sóng yên, biển lặng.

2.jpg

Đất liền dần khuất xa trong tầm mắt, chỉ còn sóng, gió và biển trời bao la. Biển Việt Nam đẹp quá, những con sóng bạc hiền hòa vỗ vào mạn tàu rồi lại vỡ ra tan vào xanh thẳm, như triệu triệu người con đất Việt hòa vào hai tiếng Việt Nam.

Không ai trong đoàn công tác muốn bỏ lỡ bất kỳ một phút giây nào, bởi hầu như mọi giác quan trong mỗi người đều đang được đánh thức. Tình yêu Tổ quốc vốn là thứ vô hình nằm sâu trong tâm khảm, nhưng ở nơi đây, trong chuyến đi này tựa hồ như ta cầm nắm được, như một báu vật hữu hình quý giá, thiêng liêng.

Khi những người thân yêu nhất của tôi qua đời, tôi đều không có mặt do đang làm nhiệm vụ trên biển, đảo. Tổ quốc phải đặt lên trên hết, trước hết; bảo vệ biển, đảo là thiêng liêng, không thể để xảy ra bị động, bất ngờ.

Thượng tá Lương Xuân Giáp, Phó Chủ nhiệm chính trị Vùng 4 Hải quân.

3.jpg

Vẫn là những con thuyền đánh cá của ngư dân mà trong cuộc đời ta đã trăm, đã ngàn lần bắt gặp, nhưng sao lần này, những chấm nhỏ xa xa lại gợi nhiều ấm áp và thân thương da diết thế. Cái nhỏ bé, mong manh đang là hiện thân của kiên cường, vững chãi. Một nghề nghiệp mưu sinh bình thường như bao nghề khác, nhưng vĩ đại, bởi ngư dân chính là những cột mốc chủ quyền trên biển, khẳng định vùng biển của ta, sóng nước và nguồn tài nguyên nơi vùng biển này đều thuộc về ta, không một thế lực nào có thể ngăn cấm, không một cường quyền nào bẻ gãy được ý chí của dân tộc Việt Nam.

Chiều ngày thứ 2 trong chuyến hải trình, điểm đến đầu tiên hiện ra trước mắt, Song Tử Tây - đảo nhỏ thiêng thiêng của Tổ quốc mình.

Những ánh mắt háo hức bỗng như lắng lại khi một chiến sỹ hải quân trên tàu chỉ sang phía trái: Các anh nhìn thấy hòn đảo kia không? Song Tử Đông của mình đấy, nhưng đang bị Phi-líp-pin đóng giữ bất hợp pháp.

2.jpg
4.jpg

Thông tin đó chúng tôi đều đã biết, nhưng khi được tận mắt nhìn cả 2 hòn đảo trong cùng một thời khắc, tôi chợt nghĩ về tên gọi - Song Tử cơ mà, chúng như hai đứa con được biển mẹ đồng sinh, không thể tách rời.

5.jpg
6.jpg

Song Tử Tây xanh mướt, như một khu rừng nhỏ giữa đại dương mênh mông. Thanh âm của nhịp sống đất liền, với tiếng chuông chùa, tiếng trẻ bi bô, hòa cùng rì rầm tiếng biển. 48 năm sau ngày giải phóng, hạ tầng kinh tế - xã hội và các thiết chế văn hóa trên đảo đã được Đảng, Nhà nước và quân đội đầu tư. Trên đảo có trường học, bệnh xá, nhà văn hóa, chùa, khu tưởng niệm Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, âu tàu,… mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho Song Tử Tây.

7.jpg
Đoàn công tác tỉnh Lào Cai thăm, động viên và tặng quà người dân đảo Song Tử Tây.

Những mái ấm gia đình nơi đảo xa giúp ta cảm nhận đủ đầy hơn về hạnh phúc. Vườn rau nhỏ xinh, hơi ấm từ căn bếp, đứa trẻ rám nắng hóng cha trở về từ biển trong ráng chiều buông… Hạnh phúc giản dị nhưng vô bờ, mênh mông như biển cả.

“Nhận quà từ Đoàn công tác, chúng tôi xúc động vô cùng. Đó không chỉ là món quà, mà là tình cảm của đất liền gửi đến người dân Trường Sa, để chúng tôi cảm thấy đất liền rất gần nơi đây.”.png
2.png

Đất nước hòa bình, chiến tranh đã lùi xa, nhưng ở nơi biển, đảo tiền tiêu, bạn sẽ cảm nhận thấy một “đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên”. Vẫn còn đó những bóng tàu ma quỷ chập chờn ngày đêm dòm ngó; vẫn còn đó những người con ưu tú của đất nước mình vĩnh viễn nằm lại giữa sóng nước bao la.

Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm cho các anh được Đoàn công tác tổ chức ngay trên boong tàu trong một chiều mưa gió. Tôi đã khóc, và rất nhiều người đã khóc. Sự hy sinh nào cho đất nước mình cũng vô cùng cao quý, nhưng ở nơi sóng nước này, chúng tôi chỉ biết cầu mong cho linh hồn các anh được an nghỉ.

Hoa tươi, và những cánh chim giấy màu trắng - biểu tượng cho hòa bình được dòng người lặng lẽ đội mưa thả trôi theo con sóng dập dềnh. Nước mưa hòa cùng nước mắt, cảm xúc trong thời khắc ấy không ai có thể diễn tả bằng lời, nhất là khi đồng chí chính trị viên ôn lại khoảnh khắc 64 cán bộ, chiến sĩ Gạc Ma đã hy sinh anh dũng để bảo vệ chủ quyền biển đảo trước quân bành trướng xâm lược, như những lời đanh thép mà Anh hùng, liệt sỹ, Thiếu úy Trần Văn Phương - Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma động viên đồng đội trước lúc hy sinh: “Không được lùi bước, phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc”.

Vâng! Máu của các anh đã hòa quyện cùng sóng nước, tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc, để hôm nay đây lá cờ luôn đỏ thắm và “sóng dưới thân tàu, vẫn sóng nước quê hương”.

3.jpg

Đúng như tên đảo, Sinh Tồn Đông hôm nay đang khẳng định sức sống mãnh liệt giữa gian lao, khắc nghiệt, hiểm nguy. Những cây bàng vuông, phong ba, mù u… vẫn vươn cao xanh mướt, kiên cường như những người lính đảo. Ở nơi tuyến đầu nóng bỏng, chỉ cách bãi Huy Gơ (Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988) chưa đầy 8 km, hình ảnh những người lính trẻ bình thản đọc sách sau ca gác là hình ảnh đẹp đẽ và vững chãi đến lạ kỳ.

10.jpg
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong và Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân kiểm tra công tác trên đảo Sinh Tồn Đông.
8.jpg
Điện gió và năng lượng mặt trời trên đảo Sinh Tồn Đông.
9.jpg

Em đọc sách để hiểu hơn về lịch sử đất nước mình, để thêm yêu biển, đảo, kế tiếp truyền thống cha anh, hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc.

Trung sỹ Lương Thanh Nhật, chiến sỹ đảo Sinh Tồn Đông.

Thời tiết xấu, vùng biển Sinh Tồn có mưa và sóng lớn, nhưng có phải vì lòng người trĩu nặng nghĩ về vòng tròn bất tử, nên dẫu đã có thông báo của chỉ huy tàu hạn chế lượng người xuống đảo Len Đao nhưng ai cũng muốn mình được đặt chân lên đó, để từ đây được một lần nhìn thấy Gạc Ma.

2.jpg
Xuồng cập đảo Len Đao giữa mưa dông, biển động.

Gạc Ma và những hòn đảo khác nơi Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thân yêu dẫu đang bị kẻ thù cưỡng đoạt và chiếm đóng thì vẫn thuộc về ta, cả tự nhiên, pháp lý và trong tiềm thức của mỗi người đều trường tồn như vậy. Ngàn đời nay, biết bao thế hệ người Việt Nam đã đấu tranh cho công lý và lẽ phải thì chắc chắn ngàn đời sau vẫn thế, đến khi không còn “một tấc biển tách rời, vạn tấc đất đớn đau”.

Toàn đơn vị luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân, giữ trọn lời thề bảo vệ vững chắc biển, đảo thiêng liêng.

Thượng úy Cao Văn Tuân, Chính trị viên đảo Len Đao.

4.jpg

Ngày thứ 4 của chuyến hải trình, tàu 561 đưa đoàn công tác cập đảo Đá Tây A. Cụm đảo Đá Tây gồm 3 đảo, Đá Tây A, Đá Tây B và Đá Tây C, trong đó Đá Tây A được mệnh danh là “Thành phố” của những đảo chìm, nơi cung cấp hậu cần nghề cá lớn nhất trên Quần đảo Trường Sa. Tàu thuyền của ngư dân thường xuyên vào đây tránh trú bão, nhận nước ngọt miễn phí, mua đá, xăng dầu, lương thực, thực phẩm phục vụ các chuyến vươn khơi đánh bắt xa bờ.

11.jpg

Không như khó khăn của các đảo khác, đảo Đá Tây A rộn rã tiếng động cơ tàu thuyền, ấm áp giọng nói, tiếng cười của ngư dân, của cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân trên đảo.

Đá Tây A rộn rã tiếng động cơ tàu thuyền, ấm áp giọng nói, tiếng cười của ngư dân, của cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân trên đảo. Vùng biển Đá Tây vốn là ngư trường truyền thống, là nơi trú tránh bão lý tưởng từ ngàn đời nay của người đi biển. Giờ đây, với việc hình thành Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá, Đá Tây càng trở nên náo nhiệt và trở thành điểm tựa vững chắc để ngư dân - “cột mốc sống chủ quyền” trên biển yên tâm thực hiện những chuyến khơi xa.

3.jpg

Điều đáng trân trọng là tất cả các hộ đang sinh sống trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa đều có nguyện vọng ở lại, gắn bó với đảo, sát cánh cùng cán bộ, chiến sỹ trong công cuộc bảo vệ Trường Sa thân yêu.

Ông Lê Đình Hải, Chủ tịch huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

3.png

Trong cuộc đời, mỗi người sẽ không thể nào nhớ hết đã có bao nhiêu lần tham dự lễ chào cờ và hát Quốc ca, nhưng chào cờ trên đảo Trường Sa là cảm xúc đặc biệt, là ký ức không bao giờ phai. Khi 10 lời thề quân nhân vang lên ở nơi biển, đảo tiền tiêu, một nguồn năng lượng dường như vô tận cuộn chảy trong mỗi người, nuôi dưỡng niềm tin tuyệt đối về sức mạnh của quân và dân ta trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng.

Đảo Trường Sa, hay nhiều người vẫn quen gọi Trường Sa Lớn, là “trái tim” của quần đảo tiền tiêu. Trên đảo có đầy đủ các công trình phục vụ mục đích quân sự và dân sự, từ đường băng, cảng biển, trạm rada, đến trường học, trạm y tế, nhà chùa, nhà khách, trạm khí tượng - thủy văn và ngọn hải đăng lớn ngày đêm rực sáng… Đóng quân trên đảo cũng không chỉ có những người lính hải quân, mà còn có các chiến sỹ biên phòng cùng nhiều lực lượng phối thuộc, đảm bảo khác. Và điều quan trọng nhất, Trường Sa vững mạnh là ở lòng dân, bởi luôn có triệu triệu trái tim trên khắp mọi vùng miền Tổ quốc và kiều bào ta ở nước ngoài hòa cùng nhịp đập với những trái tim dũng cảm, can trường nơi biển, đảo.

Quê em ở Trường Sa/Những đảo chìm, đảo nổi/Quê em có biển trời/Bốn mùa xanh bao la/Sinh ra ở Trường Sa/Em là con của biển… Lời bài hát “Quê em ở Trường Sa” mà 6 em nhỏ, những công dân nhí của đảo hát tặng các đại biểu trước lúc chia tay như thấm vào máu thịt. Sinh ra ở Trường Sa, các em là con của biển, cũng là những người con đáng yêu nhất của đất nước Việt Nam mình, một đất nước đang mạnh giàu lên từ biển, với không gian sinh tồn là biển, đảo bao la.

5.jpg

Ngày thứ 5 của hải trình, chúng tôi xuôi về phía Nam của Tổ quốc, tới thăm Nhà giàn DK1/18 - Phúc Tần.

Trời mưa, biển động nên tàu phải neo đậu khá lâu chưa thể cập Nhà giàn vì sóng to, gió lớn. Thời gian chờ đợi sao mà lâu đến thế, thương nhất là các chiến sĩ trên Nhà giàn đang đứng chờ tin từ đất mẹ, mong ngóng suốt từ đêm qua để được gặp gỡ đất liền, nhưng giờ đây tuy chỉ cách nhau vài hải lý mà chưa biết đoàn công tác có vào được nhà giàn hay không?

Tin vui vỡ òa khi đồng chí Trưởng đoàn quyết định cho hạn chế số người lên nhà giàn, chúng tôi không ai bảo ai, lặng lẽ chuẩn bị đồ xuống xuồng. Sóng lớn, mưa tuôn nhưng người chiến sĩ lái xuồng đã bình tĩnh điều khiển con xuồng lướt đi trên đầu sóng dữ, cập nhà giàn an toàn.

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai chụp ảnh lưu niệm cùng Chỉ huy Nhà giàn DK1 Phúc Tần.

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai chụp ảnh lưu niệm cùng Chỉ huy Nhà giàn DK1 Phúc Tần.

Được biết, ý định làm nhà giàn được Trung ương chỉ đạo sau sự kiện Gạc Ma, triển khai khảo sát từ tháng 11/1988. Nhà giàn đầu tiên được khánh thành vào ngày 27/6/1989. Từ đó đến nay, các trạm dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ thuật, gọi tắt là DK đã thực sự trở thành những “pháo đài thép” sừng sững giữa biển trời, là những cột mốc vững chãi đánh dấu chủ quyền thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc trên Biển Đông.

DK-1 là những nhà giàn ở vòng ngoài cùng của thềm lục địa, tiếp giáp với vùng biển Trường Sa. Mặc dù hiện nay, các nhà giàn thế hệ thứ 3 đã có nhiều cải tiến, rộng rãi và vững chắc hơn, có thể chịu đựng được sóng gió cấp 15, nhưng những người lính làm nhiệm vụ tại DK1 vẫn là những người đang phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ nhất về điều kiện sinh hoạt và đời sống tinh thần. Giữa nhà giàn với bốn bề biển mặn, nhìn các chiến sỹ chắt chiu, tái sử dụng từng giọt nước ngọt mới cảm nhận được câu hát “giữa mênh mông vẫn khát, không uống được anh ơi” thấm thía đến nhường nào!

Ngày mai dẫu có còn “bão dông”, nhưng qua chuyến hải trình này, mỗi chúng tôi đều vững một niềm tin sắt đá, rằng những cán bộ, chiến sỹ đang công tác nơi đảo xa sẽ cùng với quân và dân cả nước tiếp tục vượt qua tất cả để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Hiện thực hóa lời dậy của Người, Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm đầu tư hiện đại hóa lực lượng Hải quân để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù; đồng thời phản bác các quan điểm sai trái để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Chúng con, những người con đất Việt nguyện một lòng cùng những người lính thực hiện tốt 10 lời thề quân nhân mà chúng tôi đã vô cùng xúc động được nghe cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên Đảo Trường Sa tuyên thệ trước lá cờ Tổ Quốc và anh linh của Người.

Gần lắm, thân thương lắm Trường Sa ơi, phần lãnh thổ máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của đất nước Việt Nam ta.

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai tại đảo Trường Sa.

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai tại đảo Trường Sa.

Nội dung: Dương Đức Huy - Lê Trường Giang
Trình bày: Khánh Ly

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người đã góp công vào “Tiếng nổ ngàn cân”

Người đã góp công vào “Tiếng nổ ngàn cân”

Đầu năm 1952, Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320) chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tiến vào Thái Bình, cùng nhân dân vùng hậu địch đánh giặc Pháp. Đồn bốt, tháp canh của địch bị nhổ hàng loạt, những binh đoàn cơ động mạnh bị thất bại trong các trận càn. Bọn lính Pháp, vệ sĩ, lê dương, bảo an, tề ngụy tan rã từng mảng.

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là những hạt nhân trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Huyện Si Ma Cai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ này đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng.

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị đưa ra nhiều luận thuyết, quan điểm khác nhau tiến công Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì vậy, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, giữ vững bản chất khoa học, cách mạng lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình hiện nay có ý nghĩa cấp thiết.

Bức tranh panorama lớn nhất thế giới về chiến tranh - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bức tranh panorama lớn nhất thế giới về chiến tranh - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Những ngày này, thành phố Điện Biên Phủ đón hàng ngàn người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử. Một địa chỉ không thể bỏ qua khi đến Điện Biên đó là chiêm ngưỡng bức tranh panorama về chiến tranh lớn nhất thế giới - tái hiện toàn cảnh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” nằm trong Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Ngày 15/4, khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 15/4, khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong chiều 15/4, các ngày 16, 17, 19 và sáng 22/4/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Nhìn chung, sau đợt tiến công vào các điểm cao phía Đông, chiến trường nhiều lúc gẫn như yên tĩnh. Cái yên tĩnh này không đáng sợ so với những tiếng cuốc đào đất bất kể đêm ngày rậm rịch xung quanh, mỗi lúc càng rõ. Tiếng cuốc chính là tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ báo tử "con nhím Điện Biên Phủ".

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít" để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc

Chiều 12/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai hoàn thành hải trình thăm, tặng quà quân và dân huyện đảo Trường Sa

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai hoàn thành hải trình thăm, tặng quà quân và dân huyện đảo Trường Sa

Chiều 12/4, Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn tham gia Đoàn công tác số 6 của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã hoàn thành hải trình ra thăm, tặng quà quân và dân tại các đảo, điểm đóng quân thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và nhà giàn DK-I/11.

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 thành công tốt đẹp

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 thành công tốt đẹp

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8, ngày 12/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước đã đến thăm Đại đội 27, Lữ đoàn Biên phòng 314 ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Tăng cường giao lưu hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Lào Cai và Trung Quốc thời gian gần đây

Tăng cường giao lưu hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Lào Cai và Trung Quốc thời gian gần đây

Nhân dịp Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam và Trung Quốc tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng lần thứ 8 tại Lào Cai từ ngày 11 - 12/4/2024 thành công tốt đẹp, Báo Lào Cai đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung tỉnh Lào Cai về tăng cường giao lưu hợp tác hữu nghị thời gian gần đây để làm rõ hơn mối quan hệ ngoại giao giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

fb yt zl tw