Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
TAND huyện Bắc Hà: Đổi mới nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật

TAND huyện Bắc Hà: Đổi mới nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật

Bắc Hà thuộc diện huyện nghèo, vùng cao, tập trung hơn 70% dân số là người dân tộc thiểu số, giao thông không thuận lợi; hiểu biết pháp luật của người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Để góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân địa phương, một trong những giải pháp được Tòa án nhân dân (TAND) huyện triển khai là tăng cường tổ chức các phiên tòa trực tuyến, xét xử lưu động và phiên tòa giả định.

TAND huyện Bắc Hà là một trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh kết nối phiên tòa trực tuyến tới tất cả các xã trên địa bàn huyện.

Travel Agency_20240203_065125_0000.jpg

Tháng 9/2023, TAND huyện Bắc Hà tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến “Tàng trữ trái phép chất ma túy” đối với bị cáo Thào Sần Chua (cư trú thôn Sín Chải Lùng Chín, xã Lùng Cải, huyện Bắc Hà). Phiên tòa kết nối điểm cầu trung tâm là TAND huyện Bắc Hà với các điểm cầu thành phần Nhà tạm giữ Công an huyện và 19 điểm cầu tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Căn cứ các quy định của Bộ luật Hình sự, Thào Sần Chua bị tuyên phạt 6 năm tù giam. Với việc tổ chức trực tuyến kết nối nhiều điểm cầu trong toàn huyện, phiên tòa đã thu hút sự quan tâm của người dân theo dõi, qua đó giúp nâng cao hiểu biết pháp luật toàn dân.

Tương tự, với hình thức xét xử lưu động kết hợp kết nối trực tuyến đến các điểm cầu, tháng 12/2023, tại Nhà văn hóa xã Na Hối, TAND huyện Bắc Hà xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Lý Thị Đò (thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu). Theo cáo trạng, Lý Thị Đò đã phá hơn 3.000 m2 đất rừng tự nhiên để trồng lúa nương gây thiệt hại về lâm sản. Bị cáo Lý Thị Đò bị tuyên phạt 1 năm 3 tháng tù cho hưởng án treo vì tội “Hủy hoại rừng”. Qua vụ án, người dân trên địa bàn được tuyên truyền về pháp luật bảo vệ rừng.

3_20240202_213037_0002.jpg

Huyện Bắc Hà có 18 xã, 1 thị trấn với 14 dân tộc cùng chung sống. Tỷ lệ người dân chưa thông thạo tiếng phổ thông, thiếu hiểu biết pháp luật còn nhiều. Đặc thù trên khiến công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân gặp khó khăn, vì vậy việc tổ chức các phiên tòa lưu động và trực tuyến được xem là một trong những giải pháp trực quan giúp người dân nâng cao hiểu biết pháp luật.

2_20240202_213037_0001.jpg

TAND huyện Bắc Hà có 7 biên chế, trong đó 3 thẩm phán và 2 thư ký. Điều kiện cơ sở vật chất và trang - thiết bị phục vụ tổ chức phiên tòa trực tuyến thiếu thốn, hầu hết phải đi thuê, mượn; chưa có cán bộ kỹ thuật tin học để vận hành thiết bị tại điểm cầu trung tâm và điểm cầu thành phần. Để tổ chức các phiên tòa trực tuyến, TAND huyện phải nhờ sự phối hợp và hỗ trợ từ các đơn vị liên quan.

20240202_221216_0000.jpg

Với tinh thần nỗ lực khắc phục, vượt lên mọi khó khăn để tổ chức thành công nhiều phiên tòa xét xử lưu động kết nối trực tuyến tới nhiều điểm cầu để tạo hiệu ứng tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng trong nhân dân. Kết thúc năm 2023, TAND huyện Bắc Hà đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đượcgiao, góp phần giảm thiểu các tệ nạn, hành vi vi phạm pháp luật, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển. Trong năm, TAND huyện đã giải quyết 171 vụ, việc các loại (đạt 100%), tỷ lệ án hủy, sửa… thấp so với quy định, trong đó tổ chức thành công 5 phiên tòa hình sự xét xử trực tuyến; 2 phiên tòa hình sự xét xử trực tuyến kết nối với 19 điểm cầu các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, TAND huyện Bắc Hà còn tổ chức thành công 4 phiên tòa xét xử lưu động, 4 phiên tòa giả định về phòng, chống tảo hôn để tuyên truyền pháp luật đến học sinh, phụ nữ, các trưởng thôn...

Travel Agency_20240202_220453_0000.jpg

Ông Trần Đình Tiến, Chánh án TAND huyện Bắc Hà cho biết: Thông qua các phiên tòa xét xử, hiệu quả tuyên truyền pháp luật được nâng cao vì mang tính thực tế. Ngay từ đầu năm, TAND huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến kết nối với tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn cũng như tổ chức phiên tòa xét xử lưu động, phiên tòa giả định. TAND huyện lựa chọn vụ án phù hợp cần tuyên truyền pháp luật vừa có tính răn đe, vừa có tính phòng ngừa tội phạm; phân công thẩm phán, thư ký, hội thẩm nhân dân có kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi đưa ra xét xử, bảo đảm đúng người, đúng tội. Riêng các phiên tòa giả định, trên cơ sở các vụ án có thật, TAND huyện xây dựng kịch bản, chuẩn bị các điều kiện vật chất để tổ chức, nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Việc nhiều KOL, TikToker bị bắt vì trốn thuế 'khủng' thời gian gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng kinh doanh online. Theo chuyên gia, trong trường hợp có dấu hiệu gian lận thuế, cơ quan thuế có quyền mở rộng kiểm tra và truy thu đối với tất cả các tài khoản liên quan đến kinh doanh.

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Ngày 8/7, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực I, tỉnh Lào Cai đã quyết định truy tố 3 bị can ra trước Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai để xét xử về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng, ngày càng nhiều du khách trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi, khiến chuyến đi mơ ước hóa thành kỷ niệm buồn. Không chỉ gây thiệt hại tài chính, các vụ lừa đảo còn làm tổn thương tinh thần và mất niềm tin của người đi du lịch.

fb yt zl tw