Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Sống có ích giúp đỡ người dân hoạn nạn

Sống có ích giúp đỡ người dân hoạn nạn

Thiên tai mang đến mất mát, đau thương chưa từng có tại Lào Cai nhưng trong thời khắc khó khăn ấy, tình người lại tỏa sáng hơn bao giờ hết. Không chỉ người trẻ, những người cao tuổi cũng rất tích cực đóng góp công sức giúp đỡ đồng bào vùng lũ, lan tỏa yêu thương qua từng việc làm giản dị.

8.jpg

Khi hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại nặng nề tại Lào Cai, những hoạt động từ thiện tự phát nhanh chóng diễn ra khắp nơi nhưng không phải ai cũng có đủ sức khỏe hoặc điều kiện để trực tiếp cứu trợ bà con tại vùng lũ.

2.jpg

Bà Lương Thị Hậu, 70 tuổi, sinh sống tại thôn Làng Bạc, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) là trường hợp như vậy.

Không chỉ tuổi cao, bà còn mắc nhiều bệnh nền. Bà rất xúc động, đau buồn khi qua các phương tiện thông tin đại chúng nhìn thấy cảnh tang thương ở nhiều nơi. Cả một đời, bà không biết mình đã được bao nhiêu người giúp đỡ, nhất là khi cuộc sống còn nghèo khổ. Vì vậy, bà đã nảy ra ý tưởng cùng với chị em trong Chi hội Phụ nữ thôn lập điểm phát đồ uống, tặng nước mía miễn phí cho những đoàn xe từ thiện đi qua địa bàn xã Xuân Quang.

3.jpg

Mỗi khi qua Km 5 thôn Làng Bạc, điểm phát nước miễn phí, mọi người rất ấn tượng, xúc động trước hình ảnh các cụ bà vẫy cờ Tổ quốc chào đón các đoàn thiện nguyện. Những cốc nước mía chứa đựng ân tình, tấm lòng tri ân của bà Hậu với nghĩa cử cao đẹp của các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền Tổ quốc. Trao cốc nước mía mát lạnh cho từng người, bà Hậu nở nụ cười đôn hậu và luôn nói hai từ cảm ơn.

Bà Hậu cho biết sẽ phục vụ nước uống miễn phí cho đến khi không còn đoàn từ thiện nào đi qua nữa.

9.jpg

Những ngày này, mặc dù đêm khuya nhưng nhà văn hóa khu dân cư Trần Đăng Ninh, phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) không lặng lẽ như bình thường. Ánh đèn điện luôn bừng sáng, không phải vì hoạt động vui chơi, mà bởi không khí tất bật, khẩn trương mọi người miệt mài gói quà từ thiện. Trong khung cảnh ấy, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Cốc Lếu cùng các chị em cần mẫn xếp từng gói quà.

5.jpg

Đã gần nửa tháng trôi qua, bà Thoan chưa có ngày nào nghỉ. Tối đến bà cùng chị em gói quà, sáng sớm lại vội vàng lên đường để trao tay người dân nơi rẻo cao đang gặp rất nhiều khó khăn. Nơi nào cần thì bà đi, dù có xa xôi hoặc khó khăn đến đâu đi chăng nữa. Tính nhẩm, con số bà huy động xã hội hóa đã gần200 triệu đồng.

4.jpg

Mỗi chuyến đi đối với bà Thoan là hành trình đầy cảm xúc. Khi được trao tận tay bà con nhu yếu phẩm, bà thấy niềm vui ánh lên trong từng ánh mắt khắc khổ, sự biết ơn hiện rõ trên từng nụ cười của người dân vùng lũ.

“Tôi may mắn hơn người dân vùng cao khi được sống trong điều kiện đủ đầy. Vì vậy, tôi rất quý trọng sự kiên cường của họ. Họ đã bám đất, bám bản, giữ gìn quê hương bao đời nay”, bà Thoan tâm sự.

10.jpg

Huyện vùng cao Si Ma Cai vốn đã khắc nghiệt nay lại càng thêm khốn khó sau khi hoàn lưu bão số 3 quét qua. Cơn mưa dữ dội nhiều ngày khiến một số cung đường bị sạt lở nghiêm trọng. Những tuyến đường thong dong ngày nào bỗng chốc gặp chướng ngại, khiến việc cứu trợ trở nên khó khăn.

Trong hoàn cảnh ấy, ông Nguyễn Văn Thọ, 64 tuổi, Phó trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Si Ma Cai đã không quản ngại, tìm mọi cách để đưa hàng cứu trợ đến giúp đỡ bà con.

6.jpg

Hơn 10 ngày qua, mặc dù có mưa lạnh, đường vẫn sạt lở, ông Thọ vẫn dành toàn bộ thời gian và sức lực để giúp đỡ các đoàn thiện nguyện. Những ngày đầu, ông băng rừng, vượt núi vận chuyển từng kiện hàng qua những đoạn đường bị chia cắt. Đến khi thông đường tạm, ông tham gia cùng thanh niên “tăng bo” bằng xe máy, vận chuyển quà thiện nguyện qua những đoạn đường gập ghềnh. Dù cho tuyến đường bị đất đá chặn đứng, dốc cao trơn trượt, ông vẫn không chùn bước.

Hoạt động trong điều kiện khắc khổ nhiều ngày, ông Thọ sụt 3 kg, nhưng nụ cười vẫn luôn hiện hữu trên gương mặt ông.

“Mỗi khi nghĩ đến bà con vùng cao đang chịu cảnh đói khổ sau cơn mưa bão, tôi không thể ngồi yên. Chỉ cần họ còn cần đến, tôi sẽ còn đi”, ông Thọ bộc bạch.

7.jpg

Sau khi nhận quà, ông Thọ lại di chuyển đến những thôn bản, trao đi hàng nghìn phần quà cho những gia đình bị thiệt hại. Mặc dù đôi lúc cơ thể rệu rã nhưng ông chưa bao giờ cho phép bản thân dừng lại. Niềm hạnh phúc của ông không chỉ là ánh mắt tri ân từ bà con, mà còn là sự cảm nhận sâu sắc về tình người được kết nối mạnh mẽ trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

Thay lời kết

Những câu chuyện của bà Hậu, bà Thoan và ông Thọ là minh chứng cho tinh thần sống vui, sống có ích của người cao tuổi. Bà Hà Thị Thiệp, Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh cho biết: Còn nhiều người cao niên là bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố… luôn nêu cao tinh thần “tuổi cao, gương sáng”, đứng ra kêu gọi ủng hộ từ thiện. Các hoạt động đó đã góp phần không nhỏ cùng địa phương đồng lòng vượt qua khó khăn...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw