Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Sợi “bình an”

Sợi “bình an”

Tục buộc chỉ cổ tay là một nghi thức cầu an từ lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số ở Lào Cai như Tày, Thái, Giáy, Nùng… Chỉ một hoặc vài sợi chỉ (tết vào nhau) màu đen, xanh hoặc đỏ nhưng chứa đựng bao ý nghĩa sâu xa, đem theo bao ước nguyện cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn đến cho bạn bè, người thân và quê hương, làng bản. Sợi chỉ ấy được ví như sợi “bình an”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
2.jpg

Tục buộc chỉ cổ tay thường được thực hiện trong lễ gọi vía (cầu an) cho phụ nữ mang thai, lễ mừng đầy tháng cho trẻ, lễ hội xuống đồng đầu năm, lễ giải hạn… Những chiếc vòng tay bằng chỉ khi ấy không đơn thuần như một món trang sức, mà đằng sau đó là nét văn hóa độc đáo, thể hiện tinh thần lạc quan của người dân.

3.jpg

Ngày cuối năm, có dịp cùng những người bạn đến gia đình ông Hoàng Văn Canh, ở thôn Nà Hin, xã Dương Quỳ (Văn Bàn), tôi rất ấn tượng với tục buộc chỉ cổ tay của người Tày nơi đây. Sau bữa cơm thân tình và những phút trò chuyện vui vẻ bên ấm trà mạn, ông Hoàng Văn Canh - thầy mo có tiếng trong vùng lấy vài sợi chỉ đen đưa lên miệng, lầm rầm bài khấn rồi buộc vào cổ tay cho tôi và những người cùng đoàn.

4.jpg

Theo ông Hoàng Văn Canh, trong quan niệm của người Tày, con người được sinh ra gồm phần hồn vía và phần thể xác, trong đó phần hồn vía là quan trọng hơn cả. Đàn ông có 7 vía, phụ nữ thì 9 vía. Vì vía của mỗi người nhiều như vậy nên mỗi khi đi đến nơi xa lạ hoặc đêm tối dễ bị lạc đường hoặc bị ma quỷ bắt. Khi một người có một hoặc nhiều vía đi lạc khỏi cơ thể thì sức khỏe sẽ gặp vấn đề, có người còn bị ốm đau lâu ngày không khỏi. Tục buộc chỉ cổ tay kèm ý nghĩa gọi vía, giữ vía hay buộc vía lại để con người khỏe mạnh, minh mẫn, tai qua nạn khỏi. Những người đã được buộc chỉ cổ tay thì ma quỷ sẽ biết rằng người này đã có vợ, có chồng hoặc được một thầy mo bảo trợ, chớ có động vào.

5.jpg

Đồng bào Giáy cũng có tục buộc chỉ cổ tay với ý nghĩa tương tự. Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Phổ, 81 tuổi, người Giáy, ở xã Quang Kim (Bát Xát) là bà Then có tiếng trong vùng, với 36 năm kinh nghiệm làm Then.

6.jpg

Bà Phổ thuận miệng: Người Giáy thường làm lễ buộc chỉ cổ tay vào dịp lễ thầy (ngày mùng 3 tháng Giêng), lễ giải hạn… Sau khi phần nghi lễ kết thúc, thầy Then sẽ buộc chỉ vào cổ tay người hành lễ, cũng nhằm buộc hồn, buộc vía lại, mong bình an, may mắn, phúc, lộc.

8.jpg

Không cầu kỳ, không tốn kém, cũng không mang nặng vấn đề mê tín dị đoan, tục buộc chỉ cổ tay đơn thuần là một nghi thức cầu an từ xa xưa của nhiều dân tộc. Sợi chỉ buộc tay trở thành vật linh thiêng ẩn chứa trong đó niềm mong mỏi cuộc sống bình an, may mắn cho mỗi người và quê hương, làng bản.

7.jpg

Trình bày: Hoàng Thu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw