Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Yêu trang phục của người Dao

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Yêu.zip - 2.jpeg

Chị Trần Thị Giang, ở thôn Trung Tâm, xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn. Gia đình chị nhiều đời làm nghề may. Ban đầu chị học ngành lâm nghiệp, nhưng khi tốt nghiệp ra trường, thay vì tìm công việc phù hợp với ngành học, chị lựa chọn nối nghiệp gia đình. Thời điểm mới khởi nghiệp, kinh doanh thuận lợi, nhưng sau một thời gian, nhu cầu may đo ít dần, người dân chuộng đồ bán sẵn, công việc của chị Giang gặp khó khăn.

Yêu.zip - 3.jpeg

Chị cho biết: Qua vài lần lên vùng cao, tôi thấy đồng bào Dao thêu, khâu một bộ trang phục rất cầu kỳ, mất nhiều thời gian. Có khi cả năm mới có được một bộ đồ để mặc. Ở Văn Bàn, nhiều người may trang phục dân tộc Tày, Thái nhưng may trang phục của dân tộc Dao thì rất hiếm. Vậy nên, tôi nảy ý tưởng sử dụng máy may hỗ trợ bà con một số công đoạn trong quá trình tạo nên bộ đồ.

Yêu.zip - 4.jpeg

Ban đầu, chỉ may lắp ráp một số chi tiết, bộ phận, sau đó chị Giang thực hiện may hoàn chỉnh bộ trang phục. Ngoại trừ phần bà con tự thêu tay, các chi tiết còn lại chị Giang chỉ mất khoảng 2 giờ để hoàn chỉnh một bộ đồ.

“Công đoạn khó nhất trong trang phục của người Dao là các họa tiết cần phải thêu tay. Bà con tự thêu sau đó mang xuống để tôi ghép lại thành bộ”, chị Giang chia sẻ.

Yêu.zip - 5.jpeg

Hiện tại, để giảm chi phí và rút ngắn thời gian thêu tay, chị Giang may sẵn các bộ đồ có họa tiết in để bà con lựa chọn. Những bộ đồ này có giá rẻ và dễ dàng giặt, phơi thuận lợi cho bà con mặc hằng ngày đi lao động, sản xuất hoặc dùng trong các buổi biểu diễn văn nghệ thay bộ đồ thêu truyền thống. “Tuy nhiên, tôi vẫn khuyến khích bà con tự thêu thổ cẩm khi có thời gian rảnh để gìn giữ văn hóa truyền thống” - chị Giang cho biết.

Yêu.zip - 6.jpeg

Gần 20 năm gắn bó nghề may, chị Giang có thể phân biệt rõ các họa tiết trên trang phục người Dao của từng vùng. Không đơn thuần là may một bộ đồ để mặc, chị Giang còn tìm hiểu về văn hóa người Dao, như may đồ cho thầy cúng thì phải chọn ngày lành, tránh ngày kiêng kị.

Trang phục do chị Giang may luôn được bà con người Dao tin tưởng. Không chỉ có khách trong xã, trong huyện mà có cả khách hàng từ Lai Châu, Yên Bái đến mua.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

fb yt zl tw