Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Những giám đốc nông dân ở “xứ Mường”

Những giám đốc nông dân ở “xứ Mường”

2.png

Dáng người mảnh khảnh, nước da “nhiều nắng”, mới gặp không ai nghĩ đó là giám đốc một hợp tác xã lớn ở Bản Lầu (Mường Khương). Người tôi nói đến là chị Nguyễn Thị Hà, Giám đốc Hợp tác xã Thịnh Phong. Trước khi trở thành giám đốc, chị Hà là nông dân cần mẫn, mùa nào thức nấy, hết trồng ngô, trồng lúa, rồi trồng dứa đến chăn nuôi gia súc. Tranh thủ thời gian không phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chị đến các thôn trên địa bàn xã thu mua nông sản cho bà con.

Qua những lần thu mua nông sản, chị Hà nhận thấy tư thương thường ép giá, khiến nông dân đã vất vả lại càng thêm thiệt thòi. “Tôi đã trực tiếp chứng kiến một tư thương “lật kèo” khi họ chấp nhận bỏ 5 triệu đồng tiền đặt cọc mua dứa, “bỏ rơi” nông dân chấp chới với nương dứa chín mà không có người thu mua, thật đau xót” - chị Hà chia sẻ.

3.png

“Vẫn biết làm nông nghiệp chịu nhiều rủi ro nhưng mình cũng từng là nông dân, chẳng nhẽ thấy bà con vất vả mưa nắng đến vụ thu hoạch, không tiêu thụ được nông sản mà khoanh tay đứng nhìn? Suy nghĩ đó đã thôi thúc tôi thành lập Hợp tác xã Thịnh Phong với mục đích liên kết chặt chẽ với nông dân trong việc tiêu thụ nông sản, tránh bị tư thương ép giá”, chị Hà bộc bạch.

Năm 2015, Hợp tác xã Thịnh Phong thành lập do chị Nguyễn Thị Hà làm Giám đốc, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: Thu mua nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp, chăn nuôi. Ngay sau khi thành lập hợp tác xã, Giám đốc Hà đã bàn với các thành viên góp vốn xây dựng liên kết chặt chẽ với các hộ trên địa bàn xã, bao tiêu tối đa quả dứa với giá có lợi nhất cho nông dân.

4.png

Nếu như trước khi thành lập Hợp tác xã Thịnh Phong, mỗi vụ dứa, chị Hà chỉ thu mua được 25 - 30 tấn dứa quả/ngày thì nay, hợp tác xã đã thu mua được 70 - 80 tấn dứa quả/ngày, không chỉ ở Bản Lầu mà còn mở rộng lên Lùng Vai.

Để mua được số lượng quả dứa như trên, hợp tác xã phải cạnh tranh với các đơn vị, cá nhân thu mua khác. Tuy nhiên, yếu tố quyết định không hẳn là giá mà là sự gắn kết và tin tưởng của các hộ trồng dứa với hợp tác xã. Theo chia sẻ của nữ Giám đốc Hợp tác xã Thịnh Phong, trong cơ chế thị trường, hợp tác xã cũng là một thành phần kinh tế, hoạt động bình đẳng chứ không có sự ưu ái nào. Do vậy, điều quan trọng nhất là phải tạo được niềm tin với nông dân, thực hiện đúng cam kết và có trách nhiệm chia sẻ với họ.

5.png

Với chủ trương đó, khi vào vụ thu hoạch dứa, Hợp tác xã Thịnh Phong đều thông báo chi tiết, công khai về số lượng, kích cỡ quả, giá thu mua tới các hộ. Khi người dân mang dứa đến, hợp tác xã đều thu mua hết. Mặt khác, hợp tác xã không “tranh mua, tranh bán” mà luôn thu mua với giá hợp lý nhất để không gây thiệt thòi cho nông dân. Hơn nữa, khi thị trường tiêu thụ khó khăn, Hợp tác xã Thịnh Phong vẫn đứng ra thu mua, không để dứa chín bỏ trên nương.

Dù gắn bó với nương đồi nhưng khi làm giám đốc, chị Hà rất nhạy bén. Điều đầu tiên chị nghĩ đến và triển khai ngay đó là đưa quả dứa Mường Khương vào siêu thị lớn ở Hà Nội và các chợ đầu mối tại Bắc Ninh, Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang. Cùng với đó, Hợp tác xã Thịnh Phong trực tiếp cung cấp dứa quả cho các nhà máy chế biến tại Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hóa. Nhờ vậy, mỗi vụ dứa, Hợp tác xã Thịnh Phong tiêu thụ 5.000 tấn quả dứa cho nông dân Bản Lầu và Lùng Vai.

Với khả năng chiếm lĩnh thị trường cùng sự nhạy bén về kinh doanh của Giám đốc Nguyễn Thị Hà, Hợp tác xã Thịnh Phong đã có bước phát triển mạnh. Năm đầu mới thành lập, vốn cố định của hợp tác xã hơn 1 tỷ đồng, nay tăng lên hơn 10 tỷ đồng; thu nhập bình quân của xã viên từ 12 - 15 triệu đồng/tháng…

6.png

Từng có 4 năm làm việc tại doanh nghiệp viễn thông nhưng anh Nguyễn Mạnh Thắng vẫn quyết định rời bỏ bởi anh thích làm… nông dân. Khi còn học trung học cơ sở đến trung học phổ thông, anh vẫn thường xuyên giúp bố mẹ lên đồi thu hái chè. Màu xanh mướt của những đồi chè cùng hương thơm dịu nhẹ tỏa ra từ những búp chè xanh non đã khiến anh nặng lòng với thứ cây đã giúp gia đình mình vượt qua khó khăn, có nguồn thu để trang trải cuộc sống. Đặc biệt, chi phí học tập 4 năm đại học của anh Thắng cũng nhờ vào đồi chè của gia đình. Vì thế, anh đã quyết định khởi nghiệp bằng chính cây chè.

746E4A65-2ECD-4E00-9058-B52EFC0636A5.png

Những ngày đầu trở về làm nông dân, anh Thắng cùng với mọi người trong gia đình lên đồi thu hái chè, từ sáng đến chiều, rồi gùi chè xuống tận chân đồi, bán cho tư thương. Dù đã thu hái theo đúng kỹ thuật nhưng tư thương vẫn gây khó dễ, hạ phẩm cấp chè, dẫn đến giá bán không cao. Sau nhiền lần như vậy, anh bàn với một số anh em, quyết định thành lập Hợp tác xã Bản Sen (Mường Khương) và anh giữ chức vụ phó giám đốc nhưng thực tế là điều hành như giám đốc. Sau khi thành lập, Hợp tác xã Bản Sen đã xây dựng Nhà máy chế biến chè xuất khẩu Bản Sen với công suất 50 tấn chè búp tươi/ngày, tổng kinh phí đầu tư hơn 8 tỷ đồng. Với những trải nghiệm và kiến thức thực tế, anh Thắng không khó để xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết với bà con để thu mua chè búp tươi.

Từ khi đi vào hoạt động, trung bình mỗi tháng, Nhà máy chế biến chè xuất khẩu Bản Sen sản xuất 60 tấn chè búp khô sang thị trường Pakistan và Afghanistan. Nhà máy đã tạo việc làm cho 20 lao động địa phương với thu nhập từ 6 - 9 triệu đồng/người/tháng. Điều quan trọng hơn cả, nhà máy đã giải quyết bài toán đầu ra cho chè búp tươi của cả vùng Bản Sen với giá thu mua hợp lý.

8.png

Thành công nào mà không phải trải qua thất bại. Điều này hoàn toàn đúng với anh Nguyễn Mạnh Thắng, bởi khi nhà máy đi vào hoạt động, đúng thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, toàn bộ sản phẩm gần như không xuất khẩu được, trong khi đến vụ thu hoạch, hợp tác xã vẫn phải đảm bảo thu mua cho bà con. Điều đó dẫn đến có thời điểm Hợp tác xã Bản Sen dường như “kiệt sức”, có nguy cơ đóng cửa. Tuy nhiên, với nỗ lực và quyết tâm rất lớn của cả tập thể nói chung và của anh Nguyễn Mạnh Thắng nói riêng, đồng thời đại dịch Covid-19 được kiểm soát, Hợp tác xã Bản Sen đã vượt qua cơn bĩ cực, sản xuất ổn định trở lại và ngày càng có nhiều đơn hàng xuất khẩu. Vì vậy, theo chia sẻ của Phó Giám đốc Nguyễn Mạnh Thắng, thời gian tới, Nhà máy chế biến chè xuất khẩu Bản Sen sẽ nâng công suất lên 60 tấn chè búp tươi/ngày.

Ngoài chị Nguyễn Thị Hà, anh Nguyễn Mạnh Thắng, trên địa bàn huyện Mường Khương còn có anh Trần Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ nông sản Châu Thịnh Phong; chị Vàng Thị Hoa, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp và tiêu thụ nông sản; chị Hà Thị Tuyến, Giám đốc Công ty TNHH Mường Hoa… Những giám đốc nông dân này là những hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như xây dựng liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân trên con đường làm giàu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw