Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Người dân gặp khó khi phòng khám khu vực không điều trị nội trú

Người dân gặp khó khi phòng khám khu vực không điều trị nội trú

Trao đổi với phóng viên về quy định mới, bà Phạm Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh: “Chúng tôi rất lo lắng bởi nếu các phòng khám đa khoa khu vực không còn điều trị nội trú, đồng nghĩa với việc người dân sẽ không được tiếp cận với dịch vụ y tế gần nhất, thuận tiện nhất”.

phòng khám đa khoa title bài (1).png

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 77, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, phòng khám đa khoa khu vực được bố trí giường lưu để theo dõi và điều trị người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

Tại Điều 104, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định thay đổi từ 4 tuyến chuyên môn kỹ thuật thành 3 cấp chuyên môn. Trong đó, phòng khám đa khoa khu vực thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, chăm sóc sức khỏe ban đầu; quản lý bệnh tật, phục hồi chức năng tại cộng đồng.

Như vậy, các phòng khám đa khoa khu vực sẽ không thực hiện điều trị nội trú, mà chỉ thực hiện khám, chữa bệnh ngoại trú và tổ chức giường lưu theo dõi người bệnh nhưng không quá 72 giờ.

Phòng khám đa khoa bài cuối (2).png

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, bà Phạm Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Chúng tôi rất lo, bởi nếu các phòng khám đa khoa khu vực không được thực hiện chức năng điều trị nội trú, đồng nghĩa với việc người dân sẽ không được tiếp cận với dịch vụ y tế gần nhất, thuận tiện nhất. Mỗi phòng khám theo quy định có 20 giường kế hoạch nhưng hiện nay, số giường thực kê đã lên từ 30 đến 50 giường bệnh. Khoảng cách từ một số xã vùng cao đến trung tâm huyện có thể lên đến 100 km, nếu không có phòng khám đa khoa khu vực, dù là các bệnh cơ bản, người dân cũng phải đến bệnh viện đa khoa huyện điều trị. Người bệnh đi điều trị kèm theo cả người nhà chăm sóc sẽ càng vất vả, tốn kém đối với người dân tại các xã khó khăn.

Thời gian qua, tỉnh và ngành y tế đã quan tâm đầu tư cho các phòng khám đa khoa khu vực về cơ sở vật chất và trang - thiết bị. Hiện tỉnh đang đầu tư nâng cấp Phòng khám Đa khoa khu vực Cán Cấu (huyện Si Ma Cai); Phòng khám Đa khoa khu vực Tằng Loỏng và Phòng khám Đa khoa khu vực Phong Hải (Bảo Thắng); Phòng khám Đa khoa khu vực Mường Bo (thị xã Sa Pa). Các phòng khám trên địa bàn tỉnh hiện đều có đủ trang - thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị các bệnh thông thường. Ngành y tế đang tranh thủ nguồn lực, tiếp tục đầu tư từ nguồn chương trình phục hồi cho các phòng khám đa khoa khu vực Bảo Hà, Nghĩa Đô (Bảo Yên) gồm nhiều trang - thiết bị hiện đại, như siêu âm dople màu, X-quang kỹ thuật số tổng quát. Các phòng khám còn lại tiếp tục được đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh, như máy nội soi tai - mũi - họng, xét nghiệm sinh hóa tự động, xét nghiệm nước tiểu tự động, máy siêu âm, máy X-quang…

2.png

Trước quy định mới, để triển khai hiệu quả hoạt động của phòng khám đa khoa khu vực, Sở Y tế đã đánh giá thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và có các giải pháp phù hợp. Tại buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với ngành y tế, ông Dương Thái Hiệp, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y đã nêu kiến nghị: Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Để việc triển khai luật được kịp thời, đề nghị Bộ Y tế sớm tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó hướng dẫn cụ thể việc thực hiện khám, chữa bệnh đối với phòng khám đa khoa khu vực, hoặc có các giải pháp để phòng khám đa khoa khu vực công lập được phép điều trị nội trú bằng việc nâng cấp một số phòng khám đa khoa khu vực có nhu cầu khám, chữa bệnh cao và đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực lên thành bệnh viện cơ sở thuộc bệnh viện đa khoa các huyện.

Phòng khám đa khoa bài cuối (3).png

Đối với các phòng khám đa khoa khu vực còn lại, Sở Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị tăng cường khám, chữa bệnh ngoại trú, đặc biệt là quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm, phục hồi chức năng tại cộng đồng.

Với tỉnh miền núi Lào Cai, vai trò của các phòng khám đa khu vực là không thể phủ nhận. Các giải pháp phù hợp cần được triển khai thực hiện để các phòng khám đa khoa khu vực tiếp tục phát huy vai trò, đảm bảo công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền cấp xã mới - Kỳ vọng từ người dân

Chính quyền cấp xã mới - Kỳ vọng từ người dân

Mô hình chính quyền cấp xã mới sau sắp xếp đơn vị hành chính theo hoạt động chính quyền địa phương hai cấp, đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính. Khi chính quyền cơ sở được trao thêm quyền, chủ động, gần dân hơn, đúng với tinh thần xây dựng chính quyền phục vụ, niềm tin và kỳ vọng của người dân, trong đó có người dân tỉnh Lào Cai, ngày càng được củng cố và lan tỏa.

Công bố hiệu quả điều trị mất ngủ nhờ thái cực quyền, yoga và chạy bộ

Công bố hiệu quả điều trị mất ngủ nhờ thái cực quyền, yoga và chạy bộ

Một phân tích tổng hợp vừa công bố trên tạp chí BMJ Evidence Based Medicine cho thấy các hình thức vận động như yoga, thái cực quyền, đi bộ và chạy bộ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm triệu chứng mất ngủ với hiệu quả tương đương, thậm chí vượt trội so với các phương pháp điều trị truyền thống, bao gồm cả liệu pháp hành vi nhận thức (CBT).

Chuyến tàu thanh niên với hành trình về nguồn: Đi để yêu thêm đất nước anh hùng

Chuyến tàu thanh niên với hành trình về nguồn: Đi để yêu thêm đất nước anh hùng

Chiều ngày 17/7, tại ga Hà Nội, chương trình “Chuyến tàu thanh niên với hành trình về nguồn: Việt Nam đi để yêu - Quảng bá nét đẹp văn hóa, du lịch Việt Nam” đã chính thức khai mạc. Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình tham dự và phát biểu chỉ đạo.

fb yt zl tw