Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Ngôi trường hạnh phúc dưới chân núi Hoàng Liên

Ngôi trường hạnh phúc dưới chân núi Hoàng Liên

Giữa mây mù và đá núi Sa Pa, Trường Tiểu học Tả Phìn hiện lên như một điểm sáng ấm áp, nơi mà mỗi đứa trẻ đến lớp không chỉ học con chữ mà còn được đắm mình trong những nét văn hóa truyền thống. Một ngôi trường bình dị nhưng đầy ắp niềm vui, tự hào - đúng nghĩa là mái nhà thứ hai của học trò vùng cao Sa Pa.

0:00 / 0:00
0:00

Giờ ra chơi hôm ấy, cả sân trường như bừng sáng khi tiếng khèn, tiếng trống rộn rã vang lên. Màn đồng diễn chỉ kéo dài 10 phút, nhưng khiến ai chứng kiến cũng xúc động. Những điệu múa ô mềm mại, bước nhảy sạp rộn ràng, màn múa võ mạnh mẽ… đều do chính học sinh người Dao, người Mông thể hiện. Phụ huynh đứng quanh sân trường, không giấu nổi niềm tự hào khi thấy con em mình tự tin tỏa sáng trong những tiết mục vừa mang tính nghệ thuật, vừa đậm đà bản sắc.

Chị Lý Lở Mẩy có con học lớp 4, xúc động chia sẻ: Các con múa rất hay, rất đẹp. Trước kia, tôi cứ nghĩ các con đi học là học chữ thôi, giờ thấy các con được học nhiều điều bổ ích, tôi cảm thấy rất yên tâm và tự hào.

Không chỉ là người mẹ, chị Mẩy còn là “người thầy đặc biệt”. Chị được nhà trường mời lên để hướng dẫn học sinh thêu hoa văn thổ cẩm - nghề truyền thống của người Dao. Buổi chiều, dưới tán cây pơ mu già nơi góc sân trường, chị Mẩy ngồi cùng một nhóm học trò chăm chú thực hành từng mũi chỉ. Ánh nắng len qua kẽ lá, chiếu xuống những tấm vải thổ cẩm đủ sắc màu trải xung quanh. Đôi tay chị thoăn thoắt, ánh mắt dịu dàng nhìn từng đứa trẻ đang lần đầu tập thêu một bông hoa, một đường viền áo. Không gian ấy vừa nên thơ, vừa như một lớp học thu nhỏ đầy ắp văn hóa trao truyền.

“Tôi tự hào lắm. Truyền được nghề, giữ được văn hóa, lại còn được thấy các con mình hào hứng học hỏi. Tôi tin các con lớn lên sẽ không quên cội nguồn của mình” - chị Mẩy nói, tay vẫn thoăn thoắt luồn chỉ, nở nụ cười hiền hậu.

Với 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là người Dao đỏ, nhà trường xác định rõ việc giáo dục không thể chỉ dừng lại ở những con chữ. Văn hóa dân tộc phải được coi là nền tảng để giáo dục phát triển bền vững và gần gũi với học sinh. Chính vì vậy, nhiều năm qua, Trường Tiểu học Tả Phìn đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với di sản văn hóa dân tộc Dao đỏ” - một mô hình không chỉ sáng tạo mà còn đầy tính nhân văn.

Ngay từ cổng trường, hình ảnh cột cờ, mái nhà, hàng rào... đều được thiết kế và trang trí theo mô-típ hoa văn truyền thống của người Dao. Các lớp học được đặt tên theo tiếng Dao, những bức tranh tường được vẽ bởi chính thầy cô và học sinh, mô phỏng lại các sinh hoạt văn hóa như phong tục cưới hỏi, các nghề truyền thống như thêu thùa, làm thuốc, đan lát...

“Chúng em yêu trường, yêu lớp, yêu cả những tiết học thêu, học múa. Sau này lớn lên, em muốn làm cô giáo để dạy cho các em nhỏ học tiếng Dao và học hát bài dân ca mà bà em hay hát,” Lý Phương Anh, học sinh lớp 5A2 chia sẻ đầy tự hào.

Với định hướng xây dựng “trường học văn hoá cộng đồng”, “trường học du lịch”, Ban giám hiệu nhà trường luôn trăn trở làm sao để mỗi học sinh vừa học tốt, vừa giữ được cội nguồn. Vì vậy, nhà trường không chỉ tổ chức dạy chữ, dạy tiếng Anh, mà còn đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm: học thêu, đan lát, hái thuốc tắm, làm món ăn truyền thống, chơi trò chơi dân gian... Từng phụ huynh trong bản được mời đến truyền nghề, từng nghệ nhân được mời dạy chữ Nôm Dao. Tất cả đều góp phần dựng nên một không gian giáo dục đặc biệt - nơi quá khứ, hiện tại và tương lai cùng hội tụ.

“Chúng tôi mong muốn mỗi học sinh khi đến trường không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn cảm nhận được niềm tự hào về dân tộc mình, về truyền thống mà các em đang thừa hưởng” - cô giáo Ong Thị Hiên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tả Phìn chia sẻ.

Trường Tiểu học Tả Phìn - ngôi trường nhỏ bé nhưng là nơi gieo hạt của những ước mơ giản dị mà sâu sắc - ước mơ được học, được hiểu, được tự hào về dân tộc mình. Ở nơi ấy, người ta thấy văn hóa không chỉ được giảng dạy, mà còn được sống, được thở trong từng điệu múa, từng nụ cười, từng chiếc khăn thêu tay còn thơm mùi lá rừng... Chính nơi đây - giữa mây mù Sa Pa - một “ngôi trường hạnh phúc” đang ngày ngày viết tiếp những câu chuyện thật đẹp cho tương lai của học trò vùng cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Lào Cai: An toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Lào Cai: An toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã khép lại. Đây là năm đầu tiên triển khai thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 12. Bên cạnh đó cũng có những thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2006. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Lào Cai diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Không “nóng” với các bài văn, con số như phía trong phòng thi, phía ngoài trường thi, những người bố, người mẹ cũng đang trải qua kỳ thi của riêng mình. Đó là những lo lắng, hồi hộp và cả những niềm tin, kỳ vọng vào đứa con nhỏ bé của mình.

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

Tiếp sức mùa thi từ lâu đã là hình ảnh đẹp của các đoàn viên, thanh niên tình nguyện. Tại 27 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, điều dễ nhận thấy là sự năng nổ, nhiệt tình của các tình nguyện viên trong việc trợ giúp thí sinh vượt “vũ môn”. Dù nắng hay mưa, trong những ngày diễn ra kỳ thi, những bóng áo xanh vẫn túc trực ngoài điểm thi để chở “ước mơ hồng” cho hơn 9.100 sĩ tử.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Chiều 26/6, hơn 9.000 thí sinh của tỉnh bước vào môn thi Toán. Đây là môn thi bắt buộc đối với cả thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. 90 phút làm bài nhanh chóng trôi qua, nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi với nhiều tâm trạng khác nhau. Các thí sinh cho rằng đề Toán năm nay khó.

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

Chiều nay (26/6), các thí sinh bước vào dự thi môn Toán - môn thứ hai của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là môn thi bắt buộc đối với thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

12 năm miệt mài học tập dưới mái trường phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp THPT là nấc thang đưa các sỹ tử lớp 12 bước vào chân trời mới. Thầy, cô giáo - những người đồng hành, dõi theo và ủng hộ các em luôn mong những điều tốt đẹp nhất đến với các trò của mình. Trước ngày diễn ra kỳ thi, các thầy, cô gửi gắm, truyền động lực đến các em bằng những lời chúc tốt đẹp nhất, mong các em sẽ cán đích thành công.

Các sĩ tử đã sẵn sàng “vượt vũ môn”

Các sĩ tử đã sẵn sàng “vượt vũ môn”

Chỉ còn gần một ngày, kim đồng hồ sẽ điểm "giờ G" cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - cột mốc cuối cùng của hành trình 12 năm đèn sách, đồng thời là cánh cửa rộng mở hướng tới tương lai rạng ngời. Không khí căng thẳng xen lẫn hồi hộp bao trùm khắp nơi, nhưng ở đâu đó ta vẫn cảm nhận được sự tự tin, quyết tâm cháy bỏng từ các sĩ tử. 

fb yt zl tw