Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Ngành giáo dục: Đứng dậy sau mưa lũ

Ngành giáo dục: Đứng dậy sau mưa lũ

Đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đã gây hậu quả nặng nề đối với ngành giáo dục Lào Cai. Những ngày này, toàn ngành đang chung tay, góp sức, đồng lòng khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định hoạt động dạy - học, thực hiện nhiệm vụ năm học.

Thiệt hại nặng nề

Hoàn lưu bão số 3 khiến ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai thiệt hại gần 502 tỉ đồng (chiếm hơn 1/3 tổng thiệt hại của 18 tỉnh khu vực phía Bắc), trong đó thiệt hại về trang - thiết bị dạy học hơn 315 tỉ đồng.

z5881492381180_409cf49d5f124a17b5c262f598491000.jpg

Toàn tỉnh có hơn 140 trường, điểm trường bị sạt lở, ngập úng và ảnh hưởng; khoảng 20 trường, cụm trường, điểm trường học nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, cần di dời khẩn cấp và xây dựng ở vị trí mới, trong đó huyện Bắc Hà có nhiều trường bị ảnh hưởng nhất (tính đến 16 giờ ngày 20/9, huyện có 12 trường và điểm trường cần di dời).

4436D4AF-3924-468A-B253-79D8EF91F751.jpeg

Khối THPT của tỉnh có 12/39 trường bị ảnh hưởng, trong đó bị ảnh hưởng nặng là Trường THCS & THPT Bát Xát, sạt lở 80 m taluy làm sập 16 phòng ở học sinh bán trú, bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh và đe dọa tiếp tục sạt lở vào khu nhà ký túc 4 tầng, nhà đa năng, nhà lớp học.

Hơn 600 gia đình giáo viên, nhân viên ngành giáo dục Lào Cai bị ảnh hưởng, cần hỗ trợ, riêng huyện Bảo Yên có 410 gia đình. Đặc biệt, toàn tỉnh có 35 học sinh chết và mất tích, 15 em bị thương do mưa lũ; 3 giáo viên thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa bị thương phải nhập viện...

7EDB29A4-8E5A-4F40-9F18-1A487756D571.jpeg

Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra tình hình thiệt hại, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện tại chỗ khắc phục hậu quả, đồng thời chú trọng vệ sinh, khử khuẩn.

Sớm ổn định học tập

Với phương châm nối lại hoạt động dạy và học nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, nhiều giải pháp linh hoạt đang được ngành giáo dục triển khai, như mượn tạm nhà văn hóa, trường học cũ hoặc nhà dân; bố trí học theo ca 2 buổi/ngày.

5319907D-DD19-4C6A-9DFC-342449FB5BE3.jpeg

Tranh thủ ngày cuối tuần, giáo viên Trường Tiểu học Phố Ràng 1 (huyện Bảo Yên) cùng với người dân di chuyển bàn ghế, đồ dùng dạy học sang Trường Mầm non Hoa Hồng cũ. Cô giáo Ma Thị Xuân, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, đồi phía sau trường xuất hiện nhiều vết nứt sụt lún, có nguy cơ sạt lở rất cao. Do vậy, nhà trường đã khẩn trương di chuyển cơ sở vật chất sang vị trí an toàn hơn. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất tại khu mới chỉ đáp ứng cho 10 lớp nên nhà trường phải dạy học 10 lớp mỗi buổi, học sinh phải học dồn 5 tiết/buổi và học cả thứ 7. Ngoài ra, không có phòng học chức năng nên các môn Tiếng anh, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, thư viện phải thực hiện trong lớp học.

“Thầy và trò nhà trường sẽ nỗ lực vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất, linh hoạt xây dựng chương trình giảng dạy, đảm bảo cho các em theo kịp chương trình học” - cô Xuân nói.

04731C5D-0454-4BF4-94BF-62C2F6D75C42.jpeg

Tại huyện Bát Xát, ngoài phương án “học nhờ”, địa phương chủ động đưa học sinh lớp 1, lớp 2 ở điểm lẻ về trường chính và sắp xếp, dồn lớp mầm non ở những điểm lân cận để giải quyết việc thiếu chỗ học do lớp học, điểm trường bị sạt, nứt. Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nậm Chạc có khoảng 600 học sinh, trong đó có 400 em ở bán trú. Do khu nhà bán trú có nguy cơ bị sạt lở nên nhà trường phải sử dụng nhà đa năng làm chỗ ngủ cho học sinh. Hoặc Trường phổ thông bán trú THCS Phìn Ngan phải đưa học sinh lớp 9 về Trung tâm Giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp huyện học nhờ.

66902E8F-CE03-4FE7-B414-79DD9A771160.jpeg

Tại huyện Si Ma Cai, mưa lũ khiến 20 trường, điểm trường bị sạt lở, ngập lụt và thiệt hại. Hiện các trường, điểm trường trên địa bàn đã nối lại hoạt động dạy và học. Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai thông tin: Đối với những trường sắp xếp được học tại chỗ, sẽ tổ chức dạy học ở các dãy phòng học an toàn; các trường, điểm trường không đảm bảo an toàn thì tổ chức học nhờ; các điểm trường xa nhau, chúng tôi chỉ đạo các nhà trường mượn nhà dân để tổ chức học tập...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

9 học sinh Lào Cai được nhận học bổng Vallet

9 học sinh Lào Cai được nhận học bổng Vallet

Vừa qua, Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam và Quỹ Vallet tổ chức trao học bổng Vallet năm 2024 cho 457 học sinh, sinh viên ở các tỉnh miền Bắc đạt thành tích xuất sắc trong học tập, trong đó có 9 học sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai.

[Ảnh] Xã A Lù: Thầy, cô giáo đi bộ 5 km lấy hàng cứu trợ cho học sinh vùng lũ

[Ảnh] Xã A Lù: Thầy, cô giáo đi bộ 5 km lấy hàng cứu trợ cho học sinh vùng lũ

Những trận mưa lớn do hoàn lưu cơn bão số 3 đã làm cho đoạn đường từ xã Ngải Thầu cũ đến Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS A Lù bị sạt lở nhiều đoạn, giao thông bị ách tắc. Trong những ngày gần đây, các thầy, cô giáo phải đi bộ 5 km vượt qua các đoạn đường sạt lở và đường mòn mang hàng cứu trợ về cho học sinh.

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

fbytzltw