Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nâng tầm vóc cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng tầm vóc cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi của toàn tỉnh là trên 40%, đến năm 2022 tỷ lệ này giảm còn gần 27%. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ tại Lào Cai hiện vẫn cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước.

3.png

Để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ngay từ đầu năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã ban hành kế hoạch, triển khai các hoạt động tư vấn dinh dưỡng cho học sinh các bậc tiểu học, trung học cơ sở ở 4 huyện vùng cao là Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà và Bát Xát. Tại đây, học sinh dưới 16 tuổi đều được kiểm tra chiều cao, cân nặng, đánh giá các chỉ số nhân trắc; tìm hiểu thói quen ăn uống, sinh hoạt của trẻ để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch can thiệp dinh dưỡng kịp thời.

Qua các đợt cân đo, thăm khám sức khỏe cho học sinh, cơ quan y tế đã thông tin về những học sinh bị suy dinh dưỡng để nhà trường định hướng gia đình quan tâm, bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe cho các em.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nàn Sán, huyện Si Ma Cai.

6.png

Bên cạnh triển khai việc điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ dưới 16 tuổi, ngành y tế đang thực hiện can thiệp, đó là triển khai các chiến dịch bổ sung đa vi chất cho phụ nữ mang thai, bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, phụ nữ sau sinh 1 tháng; trẻ được tẩy giun; tăng cường giám sát hỗ trợ theo hình thức cầm tay chỉ việc tại gia đình sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm sẵn có trong nhà nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn; thường xuyên khám, phát hiện trẻ suy dinh dưỡng cấp tính để tiếp nhận điều trị… Đến nay, toàn tỉnh đã có 8.000 trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng được hỗ trợ, theo dõi tăng trưởng.

5.png

Chương trình “Làm mẹ an toàn” được Trung tâm Y tế huyện Bắc Hà triển khai với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trên địa bàn huyện.

Chị Giàng Thị Mỷ, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) cho biết: Từ lúc mang thai, tôi đã được cán bộ y tế xã tư vấn về nguy cơ uốn ván và tai biến trong quá trình trở dạ nếu sinh tại nhà nên tôi chọn sinh ở bệnh viện. Đến bệnh viện được bác sỹ hướng dẫn sinh, cho con bú, theo dõi sức khỏe của con... chu đáo nên tôi rất yên tâm.

4.png

Ông Ly Seo Sẩu, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bắc Hà cho biết: Ngành y tế huyện đã tổ chức các buổi truyền thông tại 13 xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đối tượng hướng đến là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ có con nhỏ; nam giới mới kết hôn và có vợ đang mang thai… Các nội dung của chương trình tập trung vào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

8.png
Tăng cường công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe trẻ em tại các xã vùng cao, biên giới trên địa bàn tỉnh.
2.png

Để có được kết quả đó, tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng công tác truyền thông, tư vấn giáo dục dinh dưỡng dưới nhiều hình thức, như truyền thông gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet, truyền thông trực tiếp qua các phiên chợ, các buổi họp thôn, truyền thông nhóm tại trạm y tế, thôn bản... Các nội dung truyền thông tập trung chủ yếu vào 1.000 ngày đầu đời; dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; nuôi con bằng sữa mẹ; ăn bổ sung hợp lý; truyền thông phòng, chống thiếu đa vi chất cho phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng; hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ, trẻ em...

7.png

Ông Lục Hậu Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Trong những năm qua, ngành y tế Lào Cai đã triển khai đồng loạt các biện pháp để giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, đặc biệt là các huyện có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngành y tế cũng chú trọng đến việc tập huấn, xây dựng các mô hình dinh dưỡng giúp người dân nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc và nâng cao tầm vóc cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

Ngày 3/5, Công an xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) phối hợp với Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bảo Thắng tổ chức tặng 165 bình chữa cháy xách tay với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Xuân Quang.

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cho tất cả các khâu: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Đồng thời, thanh tra Bộ, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực trong suốt kỳ thi và có phương án sẵn sàng lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất. 

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

fb yt zl tw