Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Làm giàu trên mảnh đất quê hương

Làm giàu trên mảnh đất quê hương

2.jpg
d 1.jpg

Trước khi nuôi dúi, anh Nguyên đã đầu tư nuôi gia cầm nhưng không thành công. Tình cờ vào năm 2021, qua phương tiện thông tin đại chúng, anh biết đến mô hình nuôi dúi của thanh niên “9X” Hoàng Văn Khanh ở bản Mường Kem, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên). Nhận thấy loài vật này dễ nuôi, cách làm chuồng đơn giản và nguồn thức ăn dễ tìm nên anh đã đến tham quan, học tập mô hình của Hoàng Văn Khanh, đồng thời đặt mua 40 con giống về nuôi.

Trên mảnh đất của gia đình, anh Nguyên đầu tư xây chuồng trại với diện tích hơn 100 m2, chia thành nhiều ô để nuôi riêng rẽ các cặp dúi. Ban đầu, do thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên gặp nhiều khó khăn, một vài con dúi bị chết mà không rõ nguyên nhân. Vì vậy, anh thường xuyên liên lạc, trao đổi với anh Khanh để tìm hiểu và học hỏi thêm kỹ thuật, đồng thời xem các clip nuôi dúi trên YouTube, tích lũy thêm kinh nghiệm.

4.jpg
5.jpg

Dúi là loài động vật tự nhiên, dễ bị sốc nhiệt nếu nuôi nhốt không đúng cách. Vì vậy, anh Nguyên đã đầu tư hệ thống quạt phun sương để duy trì nhiệt độ chuồng nuôi mát vào mùa hè và giữ ấm, kín gió vào mùa đông. Hằng ngày, anh dành nhiều thời gian chăm sóc dúi, đặc biệt chú ý khâu vệ sinh chuồng trại, cung cấp lượng thức ăn vừa đủ cho dúi.

Nhờ tinh thần chịu khó, ham học hỏi, sau hơn nửa năm, anh Nguyên đã làm chủ được kỹ thuật. Năm đầu tiên, anh chủ yếu nuôi nhân giống. 2 năm gần đây, anh bán cả dúi giống và dúi thịt. Anh tích cực quảng bá mô hình và các sản phẩm dúi của gia đình trên mạng xã hội, nhờ vậy, nhiều thương lái ở Mường Khương, Sa Pa đến tận nơi mua. Năm 2023, mô hình nuôi dúi đã giúp anh trả hết số tiền vay đầu tư ban đầu và thu lãi hơn 30 triệu đồng. Anh Nguyên tâm sự: Nuôi dúi không khó bởi tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên như thân tre, thân mía hoặc ngô hạt, tuy nhiên sẽ khó nếu không thực sự đam mê.

d 2.jpg

Hiện nay, mô hình nuôi dúi của gia đình anh Nguyên duy trì ổn định 70 cặp giống. Tết này, nhiều thương lái gọi điện hỏi mua nhưng do không đáp ứng đủ nên mặc dù giá rất cao, từ 350.000 - 450.000 đồng/kg dúi thịt và 1 cặp bố mẹ từ 2,4 - 2,6 triệu đồng nhưng anh chỉ bán cầm chừng để tiếp tục tái đàn, nhân giống.

Về dự định tương lai, anh Nguyên chia sẻ: Ngay từ đầu, tôi luôn mong tăng về quy mô, 100 m2 chuồng nuôi là nhỏ so với nhiều mô hình khác mà tôi biết.

3.jpg

Trước mắt, anh cố gắng duy trì mô hình ổn định, áp dụng phương thức “lấy ngắn, nuôi dài”. Năm nay, anh dự định vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư trang trại có quy mô lớn hơn, cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Mơ ước của anh Nguyên là một ngày nào đó sẽ xây dựng mô hình nuôi dúi kết hợp đào ao nuôi cá, ốc để làm khu giải trí, trải nghiệm. Đồng thời, anh sẽ học cách chế biến dúi thịt, tạo ra những món ăn ngon, hấp dẫn phục vụ du khách ngay tại gia đình.

6.jpg

Anh Nguyên vẫn đang nỗ lực, dành tâm huyết để đạt được ước mơ. Thay vì “đi một mình”, vừa qua, anh không ngần ngại chuyển giao kỹ thuật, đồng thời cung cấp giống cho một số thanh niên trong thôn cùng nuôi. Anh Nguyên bảo: Bất cứ ai nếu muốn nuôi dúi, tôi sẵn sàng chia sẻ, bởi thôn còn rất nhiều người nghèo. Hơn nữa, là đảng viên, tôi càng phải thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, giúp đỡ bà con được càng nhiều thì càng tốt.

7.jpg

Chị Long Thị Hải, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Bản Lầu đánh giá: Đoàn viên Lục Thượng Nguyên là tấm gương tiêu biểu về ý chí, nghị lực vươn lên. Anh Nguyên là người dám nghĩ, dám làm, với đức tính cần cù, chịu khó, anh sẽ thành công với mô hình nuôi dúi, trở thành thanh niên tiêu biểu trong phát triển kinh tế nông thôn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw