Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Kiểm tra việc thực hiện quy trình xả lũ của các thủy điện trên sông Chảy

Kiểm tra việc thực hiện quy trình xả lũ của các thủy điện trên sông Chảy

Căn cứ trên kết quả kiểm tra, rà soát, Sở Công Thương Lào Cai sẽ xác định các thủy điện trên sông Chảy có chấp hành đúng quy trình vận hành hồ chứa, xả lũ hay không để từ đó yêu cầu xử lý phù hợp.

B1.jpg
Ngày 5/8, các thủy điện trên sông Chảy đoạn qua tỉnh Lào Cai đồng loạt xả lũ khiến một số khu vực ven hai bờ sông ngập úng.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai cho biết, ngay sau khi xảy ra lũ lớn trên sông Chảy gây ngập úng nhiều khu dân cư ven sông vào ngày 5/8, bắt đầu từ ngày 6 đến 7/8, Sở Công Thương đã thành lập đoàn kiểm tra phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Yên đi kiểm tra quy trình vận hành hồ chứa, xả lũ của các thủy điện trên sông Chảy, như: Thủy điện Si Ma Cai, Thủy điện Pa Ke, thủy điện Bắc Hà (Cốc Ly), Thủy điện Bảo Nhai (bậc 1), Thủy điện Bảo Nhai (bậc 2), thủy điện Nậm Lúc, thủy điện Vĩnh Hà và thủy điện Phúc Long.

“Kết quả bước đầu cho thấy, hầu hết các thủy điện đã nghiêm túc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa và quy trình xả lũ. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác, chúng tôi phải tập trung thu thập tài liệu, đối chiếu thông tin từ nhiều kênh. Khi có kết quả chính thức, Sở Công Thương sẽ báo cáo UBND tỉnh để có phương án xử lý và quy trách nhiệm cho thủy điện vi phạm (nếu có)" - ông Nguyễn Trường Giang cho biết thêm.

B2.jpg
Nhiều hộ dân ở xã Điện Quan, huyện Bảo Yên bị ngập sâu trong nước lũ.

Như Báo Lào Cai đã phản ánh: Vào lúc 8h ngày 5/8, Nhà máy thủy điện Bắc Hà xả lũ với tổng lưu lượng về hạ du là hơn 2.779 m3/s. Tiếp đó, các nhà máy thủy điện ở phía dưới gồm: Thủy điện Bảo Nhai 1, thủy điện Nậm Lúc cũng đồng loạt xả lũ khiến mực nước phía hạ lưu sông Chảy qua địa bàn huyện Bắc Hà, Bảo Yên dâng cao gây ngập lụt ở một số địa phương như xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) và Điện Quan (huyện Bảo Yên).

Thống kê sơ bộ từ các địa phương cho thấy, lũ lụt đã làm ngập úng và ảnh hưởng đến nhiều nhà ở, cơ sở hạ tầng giao thông và nhiều diện tích cây nông nghiệp ở vùng hạ lưu sông Chảy. Cụ thể, về nhà ở, đã có 37 nhà dân bị ảnh hưởng, trong đó huyện Bảo Yên 17 nhà, huyện Bắc Hà 8 nhà và huyện Si Ma Cai 1 nhà. Bị thiệt hại nặng nhất là khu dân cư thôn Trang, xã Điện Quan, huyện Bảo Yên, nhiều nhà dân ngập sâu trong nước hơn 1 m.

Bên cạnh đó, lũ trên sông Chảy lên cao đã làm ngập úng và gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp của huyện Bắc Hà và Bảo Yên, với tổng diện tích bị ảnh hưởng, thiệt hại hơn 108,17 ha, cùng với đó có 11 công trình giao thông và hạ tầng khác bị ảnh hưởng.

Tại huyện Bảo Yên, lũ trên sông chảy đã làm ngập úng, hư hỏng 71,52 ha (lúa 25,73 ha; cây hoa màu 21,5 ha; sắn 8,8 ha; cây ăn quả 6,12 ha; cây hằng năm 5,05 ha…, cùng với đó có 4,3 ha mặt nước nuôi cá). Ngoài ra, có 5 công trình hạ tầng giao thông, công trình nước… cũng bị hư hỏng.

Tại huyện Bắc Hà, lũ trên sông Chảy đã làm ngập úng 36,65 ha cây nông nghiệp (lúa 20 ha; ngô 10 ha, cỏ voi 3 ha; sắn và cây rau màu 2,15 ha, cây ăn quả 0,5 ha (hiện tại có nhiều vị trí ngập chưa thống kê được thiệt hại). Bên cạnh đó, lũ cũng làm hư hỏng 6 công trình đường giao thông và hạ tầng thủy lợi…

B5.jpg
Một hộ dân ở xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà bị ngập trong nước lũ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw