Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động khi không may bị tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ làm. Thời gian qua, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, thực hiện chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định, từ đó giúp người lao động vượt qua khó khăn.

Anh Lại Đức Trung là công nhân chăm sóc cây xanh của Xí nghiệp Công viên cây xanh (Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai). Tháng 7/2023, trên đường đi làm, anh bị tai nạn giao thông khiến gãy xương ống chân. Nghỉ việc điều trị, anh được công ty trợ cấp, chi trả 100% tổng lương. Với tỷ lệ thương tật 15%, anh còn được cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1 lần với số tiền hơn 40 triệu đồng. “Nhờ có chế độ trợ cấp tai nạn lao động từ chính sách bảo hiểm xã hội, gia đình tôi có thêm nguồn lực vượt qua giai đoạn khó khăn đó”, anh Trung chia sẻ.

Ông Phạm Văn Tiến, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai cho biết: Từ năm 2023 đến nay, công ty có 13 người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, công ty còn thực hiện chế độ trợ cấp riêng cho những đối tượng bị tai nạn lao động, chi trả 100% lương hằng tháng để người lao động yên tâm điều trị và có thêm động lực tiếp tục gắn bó với công ty.

6-6528.png
ban-sao-cua-tieu-de-2-742.png

Là công nhân đã có 15 năm làm việc tại Phân xưởng Tuyển khoáng 2 (Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền), trong 1 lần làm việc không may bị tai nạn, anh Nông Văn Sự mất 51% sức khỏe. Sau thời gian điều trị phục hồi, anh Sự quay trở lại làm việc và được đơn vị bố trí công việc mới, phù hợp. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng giải quyết cho anh Sự hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

3-1415.png

Toàn tỉnh có khoảng 2.700 đơn vị với hơn 61.000 người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai đang quản lý và chi trả chế độ tai nạn lao động hằng tháng cho 689 người, với tổng số tiền chi trả mỗi tháng hơn 900 triệu đồng. Ngoài ra, trong năm 2023, toàn tỉnh có 454 người được hưởng trợ cấp 1 lần và một số hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, nguồn chi từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn hỗ trợ thanh toán giám định, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, đóng bảo hiểm y tế… cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

ban-sao-cua-tieu-de-1-5595.png

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh... giải quyết chế độ tai nạn lao động, hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng chế độ, đúng thẩm quyền quy định. Tuy nhiên, còn tình trạng doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội và thiếu hồ sơ, thông tin về người bị nạn dẫn đến việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến việc đề nghị giải quyết chế độ, chính sách cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

7-4659.png

Để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động, công tác giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được Bảo hiểm xã hội tỉnh đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng người, đúng quy định. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết kịp thời chế độ tai nạn lao động khi có hồ sơ phát sinh, đồng thời đa dạng hóa hình thức chi trả, đẩy mạnh việc chi trả qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng chế độ.

4-3475.png

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai cho biết: Cơ quan Bảo hiểm xã hội tích cực phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về Luật An toàn vệ sinh lao động, với các nội dung như điều kiện hưởng; quy trình, thủ tục, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền lợi, trách nhiệm của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như trách nhiệm của người sử dụng lao động. Qua đó giúp người lao động, đơn vị sử dụng lao động hiểu rõ về chế độ tai nạn lao động, trách nhiệm cũng như quyền lợi của các bên khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và khi xảy ra tai nạn lao động.

8-2902.png

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hồi sinh cuộc sống sau thiên tai

Hồi sinh cuộc sống sau thiên tai

Sau những mất mát nặng nề do lũ quét, sạt lở đất gây ra trong những năm qua trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự chung tay của cộng đồng, cuộc sống của người dân ở các khu tái định cư đã ổn định. Những ngôi nhà mới khang trang mọc lên thay thế cho cảnh hoang tàn sau thiên tai, mở ra một hành trình hồi sinh bền vững nơi rẻo cao.

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Những ngày gần đây, mạng xã hội và các diễn đàn đang lan truyền thông tin từ ngày 1/7/2025, khi Luật Công chứng 2024 có hiệu lực, việc mua bán nhà đất sẽ không còn bắt buộc phải công chứng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chỉ cần xác thực qua ứng dụng VNeID là đủ để các hợp đồng giao dịch bất động sản có giá trị pháp lý.

Người cao tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng từ 1/7/2025

Người cao tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng từ 1/7/2025

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, từ ngày 1/7/2025, công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên, không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo với mức dự kiến 500.000 đồng/tháng.

Thu hẹp bất bình đẳng kép, kiến tạo phát triển bền vững ở những vùng dân tộc thiểu số

Thu hẹp bất bình đẳng kép, kiến tạo phát triển bền vững ở những vùng dân tộc thiểu số

Ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều thiếu thốn, phụ nữ dân tộc thiểu số đã và đang gánh chịu sự bất bình đẳng kép: khoảng cách giới và khoảng cách địa lý. Những rào cản này khiến họ khó tiếp cận với giáo dục, việc làm và các cơ hội phát triển.

Những người nhiều “sổ đỏ”

Những người nhiều “sổ đỏ”

Không nặng về giá trị vật chất, những cuốn “sổ đỏ” đặc biệt mà chỉ những ai tham gia hiến máu mới được sở hữu lại mang trên mình giá trị nhân văn lớn lao, là nghĩa cử cao đẹp mà biết bao người có trái tim nhân ái trao tặng vì cuộc sống cộng đồng.

Thành lũy phòng chống thiên tai

Thành lũy phòng chống thiên tai

Cộng đồng là nơi đầu tiên chịu tác động khi thiên tai xảy ra, nhưng cũng là lực lượng đầu tiên đứng lên ứng phó. Một cộng đồng vững mạnh không chỉ giảm nhẹ được rủi ro cho chính mình mà còn là nền tảng quan trọng cho phát triển bền vững.

fb yt zl tw