Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Giữ màu xanh đại ngàn

Giữ màu xanh đại ngàn

Yêu rừng, tâm huyết với nghề, những người mang trên mình màu áo xanh của lực lượng kiểm lâm đã hòa vào cuộc sống nơi đại ngàn để bảo vệ, phát triển rừng...

1a (1).jpg

Là người dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất cao nguyên trắng Bắc Hà, nơi có những cánh rừng xanh bạt ngàn, núi non hùng vĩ, ngay từ nhỏ, anh Giàng Văn Hải có tình yêu đặc biệt với rừng. Khi ngồi trên ghế nhà trường, trong lần được tiếp xúc với lực lượng kiểm lâm đến tuyên truyền bảo vệ rừng, anh đã nuôi ước mơ trở thành “người lính” giữ rừng chuyên nghiệp từ đó.

giàng văn hải gif (1).gif

Tốt nghiệp đại học năm 2007, qua nhiều vị trí việc làm, năm 2012, anh Hải về công tác tại Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà. Sau thời gian phấn đấu, từ năm 2015 đến nay, anh là Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm cụm xã Bản Liền, phụ trách địa bàn 5 xã: Bản Liền, Nậm Khánh, Na Hối, Tà Chải, Thải Giàng Phố. Đây là khu vực có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn với hơn 7.500 ha (chiếm 1/4 diện tích rừng toàn huyện). Do người dân sống gần rừng và cuộc sống phụ thuộc vào rừng nên có thời gian, tình trạng săn bắt động vật, khai thác lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng làm nương diễn ra phức tạp. Anh Hải luôn trăn trở tìm biện pháp khắc phục tình trạng này.

4.jpg

Anh đã phối hợp với cán bộ trong đơn vị tăng cường tuần tra, canh gác rừng, áp dụng khoa học - công nghệ trong theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cảnh báo sớm cháy rừng. Ngoài giờ hành chính, ngày cuối tuần, anh dành thời gian lên nương cùng bà con, dự các buổi sinh hoạt thôn nắm tâm tư, nguyện vọng của người dân kết hợp tuyên truyền phát triển và bảo vệ rừng. Nhờ đó, người dân ngày càng hiểu rõ vai trò, giá trị của rừng, chung tay bảo vệ rừng.

5.jpg

Ông Vàng A Chéng, Trưởng thôn Pắc Kẹ, xã Bản Liền cho biết: Trước kia, dân trong thôn đổ xô vào rừng chặt cây, lấy củi để dùng hoặc bán. Khi đó, nước sản xuất cạn kiệt, cây lúa, cây ngô trồng xuống năm được thu, năm mất mùa. Vào mùa khô, nước sinh hoạt ít, người dân phải vào khe núi lấy từng can nước về dùng. Sau này, được cán bộ xã, rồi cán bộ kiểm lâm Hải tuyên truyền về lợi ích của việc giữ rừng là bảo vệ chính nguồn nước và môi trường sống, bà con trong thôn không chặt cây rừng nữa.

Giữ màu xanh đại ngàn.jpg

Thôn Pắc Kẹ có hơn 200 ha rừng phòng hộ. Đây là khu rừng tự nhiên phòng hộ với hệ động - thực vật phong phú. Tổ bảo vệ rừng thôn với 25 thành viên được chia thành 4 nhóm luân phiên tuần tra rừng. Theo kế hoạch, mỗi nhóm đi tuần 4 buổi/tháng, khi có việc đột xuất sẽ đi tuần cùng cán bộ kiểm lâm địa bàn. Nhờ đó, các cánh rừng nơi đây vẫn luôn xanh…

1a (2).jpg

Về xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn), chúng tôi cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng đặc dụng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn. Điều ngạc nhiên là mỗi khi có ai hỏi thăm về anh Lò Văn Toản, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm cửa rừng Nậm Mu, Khau Co, người dân đều hồ hởi giới thiệu “cán bộ Toản là người con của Nậm Xé đấy!”.

lò văn toản gif.gif

Nếu gặp lần đầu, ai cũng nghĩ anh Toản là người gốc ở đây. Từ cử chỉ, giọng nói đến cách sinh hoạt giống hệt người địa phương. Hướng ánh mắt về phía cánh rừng, anh Toản tâm sự: Ngày mới về, tôi dành cả tháng đi đến các thôn, ở nhờ nhà dân, góp gạo thổi cơm và cùng leo đồi trồng cây ngô, cây lúa với chủ nhà để học tiếng đồng bào, qua đó tuyên truyền bảo vệ rừng…

8.jpg

Anh Toản là người dân tộc Thái, sinh ra và lớn lên tại tỉnh Lai Châu. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh nhận nhiệm vụ tại Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát, sau đó chuyển về Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Năm 2019, anh được phân công về Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn và được giao trọng trách Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm cửa rừng Nậm Mu, Khau Co.

Đây là khu vực rừng đặc dụng xung yếu của Văn Bàn cũng như của tỉnh, nơi lưu giữ nhiều nguồn gen động - thực vật đặc hữu quý hiếm, có nhiều cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi. Những cánh rừng cổ thụ bao bọc xung quanh thôn, xóm. Càng đi vào sâu trong rừng càng thấy cái quý, cái đẹp của rừng, nhưng để người dân hiểu được vì sao cần giữ rừng thì đó là bài toán khó, bởi nhận thức của nhiều người còn hạn chế. Nhiều năm về trước, Nậm Xé là điểm “nóng” về khai thác gỗ, khi ấy người dân phải sống dựa vào rừng.

11.jpg

Cái khó nữa trong việc bảo vệ rừng ở Nậm Xé là diện tích rừng ở đây rất rộng, với 15.341 ha, lại tiếp giáp với nhiều xã của huyện như Nậm Xây, Minh Lương và các địa phương của tỉnh bạn như xã Mường Than, huyện Than Uyên (Lai Châu), xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn các cây gỗ quý, động vật hoang dã. Để việc bảo vệ rừng được thuận lợi và hiệu quả hơn, từ giữa năm 2021, trạm đã lập 4 chốt tại các vị trí đắc địa nằm trên tuyến đường đi rừng, canh tác thảo quả của người dân trong xã Nậm Xé và huyện Than Uyên (Lai Châu), nhờ đó kiểm soát được gần như tất cả người ra, vào rừng.

Giữ màu xanh đại ngàn.jpg

Anh Toản bảo: Sau một thời gian nhận nhiệm vụ tại xã Nậm Xé, tôi nhận thấy các thôn gần rừng có nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống. Nhận thức về công tác bảo vệ rừng của một số người dân hạn chế, dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng, xúi giục vào rừng khai thác gỗ trái phép. Diện tích rừng không tập trung mà trải rộng, giáp ranh với nhiều xã trong huyện và các xã thuộc tỉnh Lai Châu và Yên Bái, công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn. Muốn giữ được rừng thì người bản địa là lực lượng quan trọng nhất, do đó phải làm sao để người dân tình nguyện cùng tham gia giữ rừng. Nhưng để phát huy được sức mạnh đó thì trước tiên phải giúp người dân có cuộc sống ấm no.

10.jpg

Nói đi đôi với làm, anh Toản kiên trì đến từng hộ vận động bà con đưa giống ngô lai, lúa lai vào sản xuất. Anh còn vận động chuyển diện tích nương ngô kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất. Anh hướng dẫn người dân làm đất, mua cây giống quế về trồng rừng và hướng dẫn cách chăm sóc, phòng, trừ sâu, bệnh hại… Đến nay, người dân trên địa bàn xã đã trồng được hơn 100 ha quế, hứa hẹn đem lại thu nhập bền vững.

Trao đổi với chúng tôi, ông Triệu Trung Phấu, nguyên Chủ tịch UBND xã Nậm Xé, người có uy tín tại địa phương cho biết: Nậm Xé đang đổi thay từng ngày, người dân đã biết giữ rừng, bảo vệ rừng như mái nhà chung. Những hình ảnh người dân vào rừng đốn cây, lấy củi, đốt nương gần như không còn nữa. Những chuyển biến đó có đóng góp lớn của cán bộ kiểm lâm Lò Văn Toản.

12.jpg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Là địa phương có số hộ được hỗ trợ xóa nhà tạm lớn nhất của tỉnh, huyện Mường Khương đã chỉ đạo cơ quan liên quan phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân hoàn thiện thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình.

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Dồn sức sản xuất vụ đông

Dồn sức sản xuất vụ đông

Sau khi thu hoạch lúa mùa, nông dân các địa phương trong tỉnh đã dồn sức, tập trung sản xuất vụ đông để đảm bảo khung thời vụ và bù đắp phần nào những thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp do hoàn lưu bão số 3 gây ra.

[Ảnh] San đồi, bạt núi thi công khu tái định cư Kho Vàng

[Ảnh] San đồi, bạt núi thi công khu tái định cư Kho Vàng

Do nằm trên khu vực có địa hình cao nên việc thi công, san tạo mặt bằng tái thiết khu dân cư Kho Vàng, xã Cốc Lầu (Bắc Hà) gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm cao của đơn vị thi công, đến nay, mặt bằng phục vụ xây dựng 35 căn nhà đã cơ bản hoàn thành, nền móng những căn nhà đầu tiên đã hiện hữu.

Thí điểm trồng cây cúc chi làm dược liệu tại Sa Pa và Bát Xát

Thí điểm trồng cây cúc chi làm dược liệu tại Sa Pa và Bát Xát

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát, thị xã Sa Pa và doanh nghiệp thực hiện mô hình thí điểm trồng cây dược liệu giống cây cúc hoa vàng - Chrysanthemum indicum L.-Asteraceae (hoa cúc chi vàng An Nhiên) theo hướng tuần hoàn hữu cơ để làm nguyên liệu sản xuất dược liệu.

Hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo vươn lên

Hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo vươn lên

Những năm qua, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vượt qua khó khăn và cải thiện đời sống. Những mô hình kinh tế mới giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng chặt chẽ

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng chặt chẽ

Với nhan đề “Dòng vốn đầu tư nước ngoài tràn vào, kinh tế Việt Nam quý III có nhiều khởi sắc, Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển”, bài viết đăng trên tờ Thương báo quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc đã đánh giá cao kết quả thu hút FDI và phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như triển vọng hợp tác giữa hai nước.

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Chị Phan Thị Sỉn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) nhận định: “Dự án 8 đã biến mỗi hội viên phụ nữ thành một tuyên truyền viên vận động chính người thân của mình thay đổi, bắt đầu từ việc trong nhà, sau là việc trên đồng, trên nương, việc làng, việc nước. Giờ đây, chị em chúng tôi nhắc nhau là không có việc gì chỉ dành cho phụ nữ và đàn ông không chỉ làm việc nặng mà việc nhẹ cũng phải xúm vào với chị em”.

Đáp ứng nhu cầu vốn của người dân

Đáp ứng nhu cầu vốn của người dân

Theo thống kê, có hơn 2.200 khách hàng đang dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Lào Cai bị thiệt hại do hoàn lưu bão số 3, nhiều hộ mất trắng tài sản, tư liệu sản xuất.

fbytzltw