Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News

Dũng cảm vượt lên - hết mình vì dòng điện sáng

Mưa lũ ngập lụt đã đi qua, để lại những tuyến phố, con đường, bản làng tan hoang ngập chìm trong bùn đất; nhà cửa, cây cối, gãy đổ ngổn ngang. Sự tàn phá của thiên nhiên đã gây ra thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của hầu hết các địa phương, trong đó có hệ thống điện quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

1.jpg

Đồng hành với những kỹ sư, công nhân Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đến những vùng chịu thiệt hại nặng nề trong những ngày qua, mới thấy hết sự vất vả, can trường, dũng cảm của những thợ điện dầm mình trong mưa lũ để cứu trợ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai… vì dòng điện sáng.

2.jpg

Có mặt tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên trong ngày 14/9, chúng tôi gặp các đội xung kích đến từ Điện lực Văn Bàn, Mường Khương, Xí nghiệp cao thế được PC Lào Cai huy động để cùng Điện lực Bảo Yên khắc phục sự cố lưới điện. Hiện trạng địa bàn huyện sau mưa lũ có nhiều điểm sạt lở, nhiều cột điện, trạm biến áp gãy đổ, thậm chí có nơi lưới điện không còn dấu vết, do đó công việc bề bộn ngổn ngang. Những bữa ăn vội vàng ngay trên đường với bánh mì, lương khô, gói xôi, rồi họ lại miệt mài kiên trì thực hiện công việc với mong muốn duy nhất là cấp điện trở lại sớm nhất cho Nhân dân vùng lũ. Và như thế, tất cả sẽ sớm được trở về, nhà cửa của gia đình mọi người cũng đang hư hại, bề bộn lắm.

3.jpg

Anh Nguyễn Văn Du, Giám đốc Điện lực Bảo Yên cho biết: Thiệt hại lưới điện trên địa bàn là chưa thể kiểm đếm, chúng tôi đã cố gắng hết mình để khôi phục cấp lại điện. Một trong những khó khăn hiện nay là thiết bị của cả ngành điện và khách hàng bị ngập nước trong một thời gian dài, do đó phải sửa chữa thay thế mất nhiều thời gian. Trong quá trình thực hiện công việc, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của bà con, người cho nước, người cho ủng, người mang đến đồ ăn… Những sự chia sẻ ấy là nguồn động viên lớn và là động lực để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

4.jpg

Anh Nguyễn Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ thao tác lưu động khu vực Bảo Yên cho biết: Mấy ngày nay, trạm đã trở thành đại bản doanh của anh em ngành điện lực. Tôi kiêm luôn chức “tổ trưởng hậu cần”, khi đi chợ, bà con biết mình là công nhân điện lực còn cho cả rau xanh, củ quả và nhắn nhủ các anh ăn uống đảm bảo sức khỏe giúp dân sớm có điện.

5.jpg

Còn anh Mai Tiến Hưng, khách hàng sử dụng điện tại thôn Tổng Vương thuộc xã Phúc Khánh chia sẻ: Thay mặt tất cả bà con, tôi rất cảm ơn cán bộ, công nhân Điện lực Bảo Yên đã nỗ lực trong điều kiện địa hình khó khăn, thiên tai khắc nghiệt đã cố gắng cấp điện trở lại một cách sớm nhất để người dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ, trở lại cuộc sống bình thường. Sau khi được cán bộ Điện lực Bảo Yên hướng dẫn sử dụng điện an toàn trước khi đóng điện, chúng tôi cảm thấy tự tin. Điện lực Bảo Yên đã làm tốt, tận tình đến từng chi tiết nhỏ để đảm bảo an toàn cho người dân khi lũ rút.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, đêm 9/9, mưa to lũ trên sông Chảy dâng cao khiến nhiều tuyến phố, nhà dân trên địa bàn huyện Bảo Yên bị ngập chìm trong nước. Cán bộ, công nhân viên của Điện lực Bảo Yên phải “căng mình” thực hiện các phương án ứng phó nhằm đảm bảo an toàn lưới điện cho người dân. Các trạm biến áp, cột điện bị gãy đổ, tuyến đường dây có nguy cơ ngập nước đã được các nhóm công tác cắt điện ngăn ngừa sự cố. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các nhóm công tác của Điện lực Bảo Yên còn phối hợp với các lực lượng chức năng tận dụng bè mảng tự chế để cứu người qua cơn lũ dữ.

6.jpg

Trong mưa lũ, đã có nhiều cán bộ, nhân viên ngành điện thức 24/24h bám hiện trường để bảo đảm tài sản của Nhà nước, an toàn tính mạng cho Nhân dân. Anh Hoàng Hải Anh và Nguyễn Văn Đức đã dũng cảm bơi trong dòng nước lũ gần 200 m để tiếp cận, tháo dỡ đưa các thiết bị viễn thông công nghệ thông tin đến chỗ an toàn khi trụ sở Điện lực Bảo Yên bị nước dâng cao và cô lập. Anh Đào Xuân Giảng, Phó Giám đốc Điện lực Bảo Yên suốt đêm trực và xử lý sự cố, gần trưa hôm sau mới trở về thì nhà đã ngập chìm trong nước, may mắn vợ và con của anh đã được di chuyển đến nơi an toàn. Gặp chúng tôi tại hiện trường còn ngổn ngang cột điện gãy đổ, anh vẫn lạc quan nói: "Trong tình hình mưa lũ lớn, sự cố xảy ra khắp nơi trên địa bàn, tôi chỉ nghĩ làm sao để đảm bảo an toàn cho lưới điện, khi về thì nhà đã ngập, vợ chồng, con cái động viên nhau còn người là còn của".

Trận mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong đó có ngành điện. Những ngày này, sắc áo cam của công nhân PC Lào Cai hiện hữu khắp các con đường, ngõ xóm để khắc phục sự cố.

7.jpg

Cũng trong đêm ngày 9/9, mưa to trong thời gian dài, nước từ đồi núi xung quanh đổ xuống đã khiến toàn bộ khu vực trung tâm huyện Si Ma Cai ngập sâu trong nước, có những nơi ở mức khoảng 3 m. Trụ sở Đội Quản lý tổng hợp (QLTH) Si Ma Cai thuộc Điện lực Bắc Hà nước tràn vào tầng 1 gây hư hỏng tài sản, thiết bị. Anh Lê Anh Sơn, Đội phó Đội QLTH Si Ma Cai chia sẻ: Mưa to dẫn đến nước dâng cao rất nhanh, nhiều vị trí cây đổ, ngập úng phải cắt điện để đảm bảo an toàn, chúng tôi chia nhau ra các nhóm vừa thực hiện nhiệm vụ, đồng thời sơ tán tài sản thiết bị của đơn vị.

Trong hoàn cảnh nước dâng lên ngập trụ sở gần 2 m rất nguy hiểm, anh Sơn đã cùng tất cả anh em trong đội di chuyển về gia đình anh để ăn ở, sinh hoạt. Nhà anh đã trở thành “trụ sở của đội” trong suốt những ngày bão lũ. Anh nói: "Hầu hết anh em trong đội đều công tác xa nhà, một vài người ở trong thị trấn nhưng nhà cũng bị ngập lụt, trong lúc khó khăn hoạn nạn anh em chúng tôi đùm bọc, hỗ trợ lẫn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ". Mất hơn một ngày, anh em trong đội mới liên lạc được với anh Trần Văn Thoan, Giám đốc Điện lực Bắc Hà. Trao đổi qua điện thoại, anh Thoan cho biết: Trên địa bàn đơn vị có nhiều điểm sạt lở gây thiệt hại nặng nề như một số trạm biến áp quanh khu vực Nhà máy thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc bị đổ sập hoàn toàn. Nhánh rẽ đường dây 35 kV Cán Hồ Quan Thần Sán - Si Ma Cai ngập chìm trong nước. Đơn vị phải dùng thuyền của các lực lượng cứu trợ tiếp cận vệ sinh công nghiệp, sau đó chờ nước rút kiểm tra để cấp điện trở lại.

Trận mưa lũ lịch sử cũng gây ra thiệt hại nặng nề cho lưới điện huyện Bát Xát. Trên địa bàn các xã A Lù, A Mú Sung, hệ thống lưới điện gần như bị hư hỏng hoàn toàn, các nguồn điện cấp cho 2 xã đều bị đứt và đổ gãy. Việc cấp điện trở lại cực kỳ khó khăn, có những nơi phải xây dựng các tuyến đường dây mới. Gặp chúng tôi trong khi đang chỉ đạo khắc phục sự cố, anh Trần Xuân Bất, Giám đốc Điện lực Bát Xát cho biết: Hiện nay, đơn vị đang dốc toàn lực để khẩn trương khôi phục lại điện cho khách hàng. Tuy nhiên, mưa lũ lớn đã gây ra nhiều điểm sạt lở, nhiều trạm biến áp, cột điện bị gãy đổ, việc tiếp cận hiện trường gặp rất nhiều khó khăn. Có những vị trí sự cố chúng tôi phải phán đoán, sau đó tự mở ra những con đường mới để tiếp cận; có những trạm biến áp bị vùi lấp hoàn toàn. Công việc vận chuyển vật tư thiết bị đều phải dùng bằng sức người. Nhiều nhóm công tác không quản ngại ngày đêm khắc phục sự cố, nhiều người trong số đó 4 - 5 ngày chưa được về nhà.

8.jpg

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Điện lực Lào Cai cho biết thêm: Trong những ngày qua, công ty đã huy động tối đa về con người, vật tư, thiết bị với mục tiêu cao nhất là cấp điện trở lại cho Nhân dân. Chúng tôi đã điều phối nhân lực phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, ưu tiên cấp điện cho các khu vực bị sạt lở phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn, các sở chỉ huy phòng chống thiên tai, các cơ quan hành chính, khu vực trung tâm, bệnh viện… với tinh thần là bộ đội, công an đi được tới đâu, chúng tôi sẽ cùng có mặt tới đó. Trên đường kiểm tra hiện trường, sự chia sẻ động viên của Nhân dân khiến chúng tôi rất xúc động, tự hào với những người thợ điện áo cam. Và đó là động lực để chúng tôi hoàn thành mục tiêu đã đề ra, ngày 16/9, 100% số xã trên địa bàn toàn tỉnh đã được cấp điện trở lại.

Chia tay những người thợ điện PC Lào Cai sau mấy ngày đồng hành cùng những thợ điện trên các nẻo đường, đọng lại trong chúng tôi là hình ảnh những con đường lầy lội bùn đất, là những cột điện đổ gãy, là những trạm biến áp bị vùi lấp gần như mất tích hoàn toàn và hình ảnh chia nhau từng mẩu bánh mỳ, chai nước, sự hỗ trợ, động viên, chia sẻ của người dân với người thợ điện cùng vượt qua mưa lũ.

Sáng lên trong đó còn là hình ảnh những công nhân với sắc áo màu cam lấm lem bùn đất, nhưng ánh mắt vẫn chan chứa niềm tin với mục tiêu mong sự cố được khắc phục sớm nhất để bà con có điện, sớm ổn định cuộc sống. Những con người ấy cùng với bao thế hệ đi trước đã và đang xây dựng nên một tập thể Công ty Điện lực Lào Cai ngày càng đoàn kết vững mạnh, xứng đáng với bề dày 66 năm truyền thống, 32 năm xây dựng phát triển và trưởng thành, xứng đáng với lời dạy của Bác khi về thăm Nhà máy điện Lào Cai: “Các cô, các chú phải đoàn kết, hăng hái thi đua, sản xuất ra thật nhiều điện để xây dựng quê hương giàu đẹp và kiến thiết nước nhà”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

Tự soi để sửa mình theo từng nội dung Quy định 144-QĐ/TW

Tự soi để sửa mình theo từng nội dung Quy định 144-QĐ/TW

Quy định 144-QĐ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 9/5/2024 quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới đã hội tụ đầy đủ những cốt cách về đạo đức mà người cán bộ, đảng viên cần phải có, với những điều khoản được viết khái quát, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Cách đây 66 năm, ngày 23/9/1958, tại sân Tỉnh ủy, khi trò chuyện với cán bộ, công nhân, chiến sĩ, Nhân dân, kiều bào ta đang sinh sống tại Hà Khẩu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hòa của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to hay nhỏ đều là bình đẳng, đều là người chủ nước nhà. Tất cả các dân tộc đều phải đoàn kết chặt chẽ thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như anh em ruột thịt”.

Những bữa cơm, cốc nước nghĩa tình

Những bữa cơm, cốc nước nghĩa tình

Dọc Quốc lộ 4E, từ thị trấn Phố Lu đến ngã ba Bắc Ngầm, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, chúng tôi gặp hình ảnh những người dân địa phương cầm cờ Tổ quốc vẫy chào từng đoàn xe thiện nguyện đi qua để đến vùng bị thiên tai hỗ trợ, giúp đỡ người dân bị nạn. Nhiều tổ chức và người dân còn tổ chức quán nước, quán cơm miễn phí, mời các đoàn thiện nguyện nán lại uống cốc nước mát, cùng ăn bữa cơm gia đình.

Ban Vận động cứu trợ tỉnh tiếp nhận 2,47 tỷ đồng hỗ trợ trong sáng 17/9/2024

Ban Vận động cứu trợ tỉnh tiếp nhận 2,47 tỷ đồng hỗ trợ trong sáng 17/9/2024

Sáng 17/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã trực tiếp tiếp nhận hỗ trợ của 8 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với số tiền 2,47 tỷ đồng, qua đó nâng mức hỗ trợ và cam kết hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân qua cơ quan MTTQ Việt Nam tỉnh lên con số gần 85 tỷ đồng.

Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Chặng đường từ A Mú Sung đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù không quá xa, ngày thường nếu đi ô tô chỉ hết chừng hơn 1 giờ, nhưng sau cơn mưa lớn vào rạng sáng 9/9 con đường đã hư hỏng nặng. Để đến được thôn thực hiện công tác cứu hộ nạn nhân bị sạt lở đất, 27 cán bộ, nhân viên của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 phải hành quân bộ gần 20 cây số. Một bên vực sâu, một bên vách núi, nhiều điểm sạt lở, tất cả khó khăn đó không làm chùn bước những người chiến sĩ.

"Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

"Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

Quên đói, quên mệt, quên cả hiểm nguy rình rập xung quanh, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an trên địa bàn tỉnh đã vượt núi, băng rừng, vượt dòng lũ dữ để kịp thời đưa tin, tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho người dân ở vùng cô lập. Những câu chuyện, hành động dũng cảm “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của các anh trong khắc phục hậu quả thiên tai đã để lại hình ảnh đẹp, khiến người dân cảm động.

"Tự hào là người lính Cụ Hồ"

"Tự hào là người lính Cụ Hồ"

“Tuấn ơi cố lên”, “Tuấn ơi bám chặt dây vào”, “Đừng bỏ cuộc Tuấn ơi”, “Cố lên chú bộ đội ơi, sắp được rồi”… Hàng trăm câu nói động viên của người dân, đồng đội vẫn in hằn trong tâm trí người quân nhân trẻ tuổi, là “liều thuốc” tinh thần to lớn để Thiếu úy Đỗ Lâm Tuấn, sinh năm 1994, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Lào Cai vượt qua lằn ranh sinh tử, bình an trở về trong vòng tay yêu thương, niềm vui của đồng đội, gia đình và người dân địa phương.

Lời kể của “người hùng” lái 2 tàu vô chủ vượt 2 cầu Phố Lu an toàn

Lời kể của “người hùng” lái 2 tàu vô chủ vượt 2 cầu Phố Lu an toàn

Theo Thượng tá Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Công an huyện Bảo Thắng, từ khoảng 23 giờ ngày 9/9 đến 3 giờ 30 phút ngày 10/9, việc neo giữ 2 tàu trôi dạt từ thượng nguồn sông Hồng mới được hoàn thành tại khu vực thôn An Thắng, xã Sơn Hà. Việc khống chế, điều khiển và neo giữ tàu trôi dạt đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, hạ tầng giao thông.

"Đi dân nhớ, ở dân thương"

"Đi dân nhớ, ở dân thương"

Trong những ngày hoạt động thực tế tại các xã Xuân Quang, thị trấn Nông trường Phong Hải và xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng), hàng trăm học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đã “3 cùng” với bà con dân bản, có nhiều việc làm, hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng, góp phần xây dựng hình ảnh và tạo ấn tượng, tình cảm tốt đẹp về người chiến sĩ học viên an ninh nói riêng, lực lượng Công an nhân dân nói chung.

300 cán bộ, đoàn viên dự sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn”

300 cán bộ, đoàn viên dự sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn”

Chiều 4/9, Đoàn khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh tổ chức sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn” và tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ (1969 - 2024). Chương trình được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn lựa chọn tổ chức điểm cấp Tỉnh đoàn năm 2024.

Đọc Di chúc, cảm nhận cách ứng xử của một nhà văn hóa lớn

Đọc Di chúc, cảm nhận cách ứng xử của một nhà văn hóa lớn

Thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc (tháng 5/1965), cách mạng Việt Nam đang đứng trước những thử thách vô cùng to lớn: Ngày 7/2/1965, đế quốc Mỹ dùng không quân mở chiến dịch “Mũi lao lửa” và từ ngày 2/3/1965, Mỹ ném bom liên tục, ác liệt hơn gọi là “sấm rền” đánh phá liên tục miền Bắc Việt Nam, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc.

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

Đến thôn Chiềng 1, xã Võ Lao (huyện Văn Bàn), khi hỏi về Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hà Văn Tới thì ai cũng biết, bởi ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn gương mẫu, nhiệt tình với công việc, được người dân tin yêu, quý mến.

fbytzltw