Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Đưa tết Trung thu về vùng cao

Đưa tết Trung thu về vùng cao

Gần 1 tháng nay, các đoàn, câu lạc bộ lân - sư - rồng trên địa bàn thành phố Lào Cai đã tất bật luyện tập, đầu tư trang phục, đạo cụ, kịch bản, sẵn sàng đưa tết Trung thu về cho các em nhỏ ở vùng cao.

Đưa tết Trung thu về vùng cao - 2.png

Múa lân - sư - rồng trong dịp tết Trung thu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống. Theo quan niệm dân gian, hình ảnh lân - sư - rồng tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng. Với người lớn, lân múa tưng bừng mang an vui, phúc lộc vào nhà, còn với trẻ nhỏ, đó là niềm vui, háo hức, hân hoan, phấn khởi khi được xem múa lân, nhất là vào dịp tết Trung thu. Nhưng ít ai biết, đằng sau hình ảnh lân, rồng sắc màu rực rỡ kia là đam mê, nhiệt huyết của những người đã “trót” gắn bó với nghề lắm công phu này.

Đưa tết Trung thu về vùng cao - 4.png

Anh Nguyễn Văn Du, võ sư của Võ đường Lâm Anh (phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai), sinh ra trong gia đình có truyền thống võ thuật và “bén duyên” với múa lân hơn 20 năm chia sẻ về mong muốn khi thành lập đoàn lân - sư - rồng: Việc luyện tập múa lân, trước hết giúp các bạn trẻ rèn luyện sức khỏe, tạo kết nối giữa các thành viên và quan trọng hơn là mang niềm vui đến cho mọi người.

Đưa tết Trung thu về vùng cao - 5.png

Anh Du cũng cho biết, múa lân - sư - rồng là môn nghệ thuật không chỉ đòi hỏi sức khỏe, sự dẻo dai, mà còn cần khả năng sáng tạo và cảm thụ âm nhạc, quan trọng hơn cả là sự đoàn kết, hiểu ý của các thành viên trong đoàn. Một bài múa lân - sư - rồng sẽ khô cứng, nhàm chán nếu người biểu diễn không biết “thả hồn” vào những chú lân, sư tử, rồng khoác trên người hoặc nếu thiếu sự ăn ý của người điều khiển đầu lân và người đứng sau thì sẽ không thể có được những bước đi, bước nhảy vừa uyển chuyển, vừa duyên dáng, oai hùng với nhịp trống, nhịp chiêng.

Đưa tết Trung thu về vùng cao - 6.png

Cứ sau bữa cơm tối, tại Võ đường Lâm Anh lại rộn rã tiếng chiêng, tiếng trống luyện tập của 40 thành viên thuộc đoàn lân - sư - rồng, chuẩn bị phục vụ trong dịp tết Trung thu. Các thành viên của đoàn hầu hết là học sinh các trường trung học trên địa bàn thành phố và có chung niềm đam mê, yêu thích nghệ thuật múa lân.

Đưa tết Trung thu về vùng cao - 9.png

Vất vả, đau nhức là cảm nhận của những thành viên trong đoàn lân - sư - rồng của Võ đường Lâm Anh khi nhớ về những ngày đầu tập luyện. Những bài múa lân, múa rồng rất công phu, cần nhiều thời gian luyện tập, sự đầu tư về công sức và cả kỹ thuật, chưa kể đến những chấn thương khi bất cẩn. Anh Lồ Khánh Dương, thành viên của đoàn bộc bạch: Trong lúc luyện tập không thể tránh khỏi những lần bị vấp ngã. Mỗi lần tập xong, ai nấy đều mồ hôi tuôn ra như tắm. Vất vả là vậy nhưng tôi và mọi người trong đoàn đều gắn bó với múa lân, năm nào cũng luyện tập thật sớm để có được tiết mục ưng ý”.

Đưa tết Trung thu về vùng cao - 8.png

Khi kể về hành trình 7 năm biểu diễn múa lân, anh Nguyễn Công Thuần, Trưởng đoàn lân - sư - rồng Phúc Nghĩa Đường nhớ mãi kỷ niệm với những buổi biểu diễn “0 đồng”: Tôi từng biểu diễn múa lân trong nhiều dịp lễ hội, khai trương, động thổ… nhưng để lại nhiều cảm xúc khó quên nhất vẫn là phục vụ trẻ em vùng cao trong dịp tết Trung thu. Nhìn thấy các em ở các huyện như Mường Khương, Si Ma Cai, thậm chí các em còn chưa biết múa lân là gì, nhưng vẫn hồn nhiên, vui đùa cùng những chú lân, ông địa… khiến tôi và các thành viên rất xúc động.

Đưa tết Trung thu về vùng cao - 7.png

Đoàn lân - sư - rồng Phúc Nghĩa Đường không chỉ tích cực luyện tập mà còn đầu tư kỹ đạo cụ cũng như trang phục cho từng nhân vật. Không ít lần kết hợp cùng đoàn từ thiện đến biểu diễn tại các điểm trường vùng cao, có những nơi xe ô tô không thể đến được, các thành viên trong đoàn phải cùng nhau vác trống, khiêng đầu lân đi bộ đến nơi biểu diễn. Tuy nhiên, những nụ cười tươi của các em nhỏ khi được xem đoàn lân biểu diễn như xóa tan những mệt mỏi. Các thành viên biểu diễn hết mình đến đêm muộn, phục vụ miễn phí, mang niềm vui đến cho các em.

Đưa tết Trung thu về vùng cao - 3.png

Trung thu chưa đến nhưng các đoàn lân luyện tập đã “khuấy động” nhịp sống phố phường. Những chú lân, sư tử, rồng rực rỡ sắc màu tung mình theo từng nhịp trống khiến trẻ em và cả người lớn háo hức. Ngoài những đội múa lân chuyên nghiệp, những năm gần đây, trên địa bàn thành phố xuất hiện những nhóm múa tự phát của những người có chung đam mê với môn nghệ thuật múa lân - sư - rồng, góp phần làm rộn rã không khí đón tết Trung thu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw