Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Động lực phát triển ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới

Động lực phát triển ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới

Đạt 11.470 tỷ đồng năm 2024, chiếm 58,7% giá trị sản xuất toàn ngành, sản xuất nông nghiệp hàng hóa đang trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển trong giai đoạn mới, là giải pháp khả thi để người dân khu vực nông thôn làm giàu.

Năm 2024 là năm đánh dấu sự thành công của huyện Mường Khương trong phát triển nông nghiệp hàng hóa với giá trị sản xuất các ngành hàng chủ lực, tiềm năng đạt gần 1.400 tỷ đồng.

nn2025-1.jpg

Nổi bật nhất có thể kể đến ngành hàng sản xuất chè với diện tích 5.840 ha, chiếm 67,9% tổng diện tích chè toàn tỉnh. Năm 2024, sản lượng chè búp tươi của huyện Mường Khương đạt 36.497 tấn, giá trị đạt 261 tỷ đồng. Toàn huyện có 7 Công ty, Hợp tác xã, hộ kinh doanh thu mua sản xuất chế biến chè, trên 95% sản lượng chè sau chế biến xuất khẩu sang các nước Trung Đông, Trung Quốc, Đài Loan, Canada, thị trường Châu Âu và chỉ có 5% sản lượng tiêu thụ ở thị trường nội địa. Giá trị gia tăng sau chế biến của ngành chè Mường Khương đạt 313,6 tỷ đồng. Như vậy, chỉ với cây chè hàng hóa, nông dân huyện Mường Khương có thể thu về 574,8 tỷ đồng trong năm 2024.

Ông Giàng Seo Vần, Bí thư Huyện ủy Mường Khương cho biết: Với việc vừa mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng, chất lượng, huyện Mường Khương còn tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư vào công nghệ chế biến để nâng cao giá trị ngành sản xuất chè. Thực tế đã chứng minh, việc thu hút đầu tư chế biến, chú trọng thị trường xuất khẩu đã giúp ngành hàng chè của huyện vùng cao Mường Khương phát triển ổn định, bền vững. Cây chè đã giúp nhiều nông dân trên địa bàn huyện vươn lên làm giàu. Giá trị sản xuất của cây chè tăng theo từng năm đã góp phần thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn của một số địa phương trên địa bàn huyện Mường Khương.

Ngoài cây quế, hiện huyện Mường Khương còn có 955 ha chuối, sản lượng năm 2024 đạt 16.500 tấn, giá trị sản xuất đạt 137,8 tỷ đồng; 1.790 ha dứa, sản lượng năm 2024 đạt 41.160 tấn, giá trị sản xuất đạt 371,4 tỷ đồng; tổng đàn lợn đạt 32.612 con, sản lượng lợn hơi đạt 2.720 tấn, giá trị từ chăn nuôi lợn đạt trên 223 tỷ đồng...

Bên cạnh các mặt hàng chủ lực, huyện Mường Khương còn phát huy lợi thế để phát triển các ngành hàng tiềm năng theo hướng hàng hóa, thu về 268,2 tỷ đồng. Trong đó, có 157,4 tỷ đồng từ cây quýt; 64,4 tỷ đồng từ lúa Séng cù; 7,87 tỷ đồng từ hồng giòn và 67,4 tỷ đồng từ cây ớt.

nn2025-2.jpg

Đối với huyện Bảo Yên, việc tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa cũng giúp nông dân địa phương này mang về nguồn thu gần 700 tỷ đồng. Đặc biệt, chỉ tính riêng cây quế, nông dân huyện Bảo Yên đã thu được khoảng 550 tỷ đồng. Theo tính toán của ngành nông nghiệp huyện, năm 2024, nông dân huyện Bảo Yên đã thu 16.665 tấn vỏ tươi (tương đương 7.994 tấn vỏ khô), 133.993 tấn cành, lá quế… Ngoài cây quế, huyện Bảo Yên cũng đang mở rộng vùng sản xuất chuối hàng hóa (302 ha), chè (283 ha)… giá trị sản xuất 2 ngành hàng này lần lượt đạt 20 tỷ đồng và 30 tỷ đồng trong năm 2024. Cùng với đó, huyện Bảo Yên cũng chú trọng phát triển các ngành hàng tiềm năng khác như (dâu tằm, thanh long, hồng không hạt, bưởi, nuôi gà đồi và vịt bầu Nghĩa Đô…).

Bí thư Huyện ủy Bảo Yên Hoàng Quốc Bảo chia sẻ: Nhờ những hiệu quả kinh tế thiết thực mà sản xuất nông nghiệp hàng hóa mang lại, nông dân huyện Bảo Yên đã tích cực, chủ động phát triển các ngành hàng chủ lực, tiềm năng. Cùng với việc phát triển vùng trồng trọt, chăn nuôi, địa phương đã tích cực thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà máy sơ chế, chế biến, chế biến sâu để nâng cao giá trị các ngành hàng. Đồng thời, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân địa phương.

nn2025-4.jpg

Không chỉ huyện Mường Khương, huyện Bảo Yên mà các địa phương cũng triển khai hiệu quả Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong 3 năm qua, việc phát triển sản xuất hàng hóa đối với các ngành hàng chủ lực, tiềm năng không ngừng lớn mạnh, năng suất, chất lượng, đặc biệt là giá trị của các ngành hàng tăng thêm khoảng 1.968 tỷ đồng so với năm 2020. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã góp phần giải quyết việc làm cho 17.979 lao động ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

nn.jpg

Tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa diễn ra giữa tháng 1/2025, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã nhấn mạnh: Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân đón nhận tích cực; sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã trở thành xu thế tất yếu, là động lực phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn mới. Nhờ sản xuất hàng hóa, tập quán canh tác và quy mô phát triển các ngành hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh đang từng bước thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tư duy sản xuất có sự chuyển dịch sang kinh tế nông nghiệp. Các cơ chế chính sách ưu tiên, đặc thù đối với nông nghiệp hàng hóa được thường xuyên rà soát, cập nhật nhằm tạo điều kiện và thu hút thành công các nhà đầu tư...

Vì vậy đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, ngành, địa phương phải coi sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo tinh thần Nghị quyết 10 là mục tiêu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần có sự ưu tiên, giải pháp khả thi giúp nông dân vươn lên làm giàu. Vì vậy, cần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thường xuyên rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách để xóa bỏ mọi rào cản đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Nâng cao năng lực dự báo thị trường, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa hướng tới xuất khẩu. Ưu tiên phân bổ nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp hàng hóa…

Đồng thời, rà soát, xác định cụ thể nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển các ngành hàng chủ lực để đề xuất những giải pháp cụ thể. Trong quá trình triển khai, đánh giá, tính toán để điều chỉnh các mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế; phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025 của Nghị quyết 10-NQ/TU đã đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ lúa Đông Xuân trước rét đậm, rét hại

Bảo vệ lúa Đông Xuân trước rét đậm, rét hại

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự báo không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 1 - 2/2025 và gây ra các đợt rét đậm, rét hại, khu vực vùng núi phía Bắc cần đặc biệt đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá.

Phòng, chống rét cho “đầu cơ nghiệp” trên núi Ma Cha Va

Phòng, chống rét cho “đầu cơ nghiệp” trên núi Ma Cha Va

Y Tý, A Lù là hai xã nằm dưới đỉnh núi Ma Cha Va có độ cao trên 2000 m so với mực nước biển, cũng là 2 xã cao nhất của huyện Bát Xát, mùa đông nhiệt độ giảm sâu, rét đậm, rét hại. Ở nơi có khí hậu khắc nghiệt, cấp ủy đảng, chính quyền xã thường xuyên thực hiện các giải pháp tuyên truyền cho Nhân dân chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, không để trâu, bò bị chết vì đói, rét, dịch bệnh trong mùa đông.

Những bãi bồi hồi sinh - cho mùa bội thu

Những bãi bồi hồi sinh - cho mùa bội thu

Sau đợt mưa lũ lịch sử, nhiều khu vực đất ven sông gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ dân nơi đây đã chủ động cải tạo đất và tận dụng các nguồn đất bồi để không chỉ phục hồi mà còn nâng cao năng suất nông sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán 2025.

Ngày mới ở khu tái định cư Bản Lầu

Ngày mới ở khu tái định cư Bản Lầu

Những ngôi nhà ở khu tái định cư Bản Lầu (Trịnh Tường, Bát Xát) được xây từ tấm lòng “tương thân, tương ái”, sự quan tâm của Bộ Công an đối với người dân vùng cao, biên giới sau cơn bão lịch sử Yagi.

Chủ động bảo vệ rừng dịp Tết

Chủ động bảo vệ rừng dịp Tết

Thời gian này, lực lượng kiểm lâm tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên (thị xã Sa Pa) đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để bảo vệ "lá phổi xanh" trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bài 2: Nỗ lực vượt khó giúp người dân có nhà mới đón tết

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ: Bài 2: Nỗ lực vượt khó giúp người dân có nhà mới đón tết

Vượt qua những khó khăn do thời tiết bất lợi, hệ thống giao thông bị hư hỏng nặng, vật liệu xây dựng khan hiếm… các đơn vị liên quan đang khẩn trương triển khai thi công để 28 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai của xã A Lù, huyện Bát Xát có nhà ở trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ: Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) có hơn 200 hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở (chiếm 25% số hộ dân trên địa bàn). Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã nỗ lực tìm giải pháp khẩn trương tìm đất, bố trí nơi ở mới đảm bảo an toàn cho người dân.

Bảo Thắng phát triển bền vững ngành chè

Bảo Thắng phát triển bền vững ngành chè

Bảo Thắng là một trong những địa phương có diện tích trồng chè lớn của tỉnh Lào Cai. Địa phương xác định đây là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tiến tới làm giàu.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp khả thi để nông dân làm giàu

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp khả thi để nông dân làm giàu

Đó là phát biểu của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, diễn ra chiều 17/1.

fb yt zl tw