Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
"Điểm tựa” xóa bỏ định kiến về giới

"Điểm tựa” xóa bỏ định kiến về giới

Ná Nàm là thôn duy nhất của xã Bản Qua, huyện Bát Xát được hưởng lợi từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng vào dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay, thôn đã thành lập được 1 tổ truyền thông cộng đồng gồm 8 thành viên là bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ, y tế thôn bản...

20230806_230327_0000.jpg

Ná Nàm là thôn nghèo nhất xã Bản Qua với địa hình chia cắt, dân cư không tập trung. Thôn có 65 hộ, 57 hội viên phụ nữ, 100% dân số là người Dao, tỉ lệ hộ nghèo cao.

Dưới những mái nhà người Dao, đàn ông thường đóng vai trò là trụ cột kinh tế, do vậy mọi vấn đề, quyết định trong gia đình chủ yếu phụ thuộc vào đàn ông, ở đây vẫn tồn tại sự phân biệt giới, phụ nữ vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Thụ hưởng chính sách ưu tiên từ Dự án 8, tháng 4/2023, thôn Ná Nàm thành lập tổ truyền thông cộng đồng. Các thành viên trong tổ được tham gia tập huấn nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, các kỹ năng hỗ trợ nạn nhân và vận hành địa chỉ tin cậy; hướng dẫn lập kế hoạch tổ chức sự kiện truyền thông, tổ chức sinh hoạt cho thành viên nhóm truyền thông và hội viên phụ nữ nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; giáo dục kỹ năng sống, truyền thông mẫu về bình đẳng giới trong làm việc nhà...

Sau đó, tùy vào tình hình thực tế trong thôn, những phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, các thành viên tổ truyền thông cộng đồng sẽ triển khai hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp. Nội dung tuyên truyền chủ yếu là vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, góp phần xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục lạc hậu và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

20230806_230327_0002.jpg

Cách làm sáng tạo của Ná Nàm trong truyền thông xóa bỏ định kiến về giới, xây dựng các gia đình bình đẳng là tích cực nêu gương, lan tỏa các điển hình phụ nữ phát triển kinh tế, gia đình bình đẳng, hạnh phúc.

Điển hình như gia đình chị Lò Mùi Nảy. Vợ chồng chị Nảy biết sẻ chia công việc trong nhà, làm kinh tế giỏi. Chồng chị Nảy chăm chỉ kinh doanh, còn chị ở nhà chăm con, phát triển kinh tế gia đình như trồng quế, ngô, lúa. Từ điều kiện kinh tế khó khăn, năm 2022, gia đình chị Nảy đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, vợ chồng hạnh phúc, chung tay chăm sóc con cái.

Chị Lò Mùi Nảy cho biết: Trong gia đình tôi, vợ chồng rất bình đẳng. Chồng tôi là trụ cột kinh tế gia đình, làm việc vất vả nhưng khi về nhà anh ấy luôn chia sẻ việc nhà với tôi. Với phụ nữ vùng cao, như vậy là hạnh phúc. Trong cuộc sống gia đình, không thể tránh khỏi những lúc mâu thuẫn nhưng “cơm sôi thì bớt lửa”, mỗi người nhường nhịn nhau một chút thì gia đình sẽ yên ấm.

20230806_230327_0001.jpg

Từ câu chuyện của gia đình chị Nảy, tổ truyền thông lấy đó làm “gương sáng” để tuyên truyền, vận động các hộ khác học tập, noi theo. Với những gia đình xảy ra mâu thuẫn, bạo hành, thành viên trong tổ cũng khéo léo lồng ghép tuyên truyền, hòa giải vào thời điểm thích hợp. Bên cạnh đó, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ để phụ nữ thôn Ná Nàm áp dụng. Kinh tế gia đình ổn định cũng là giải pháp quan trọng để xóa bỏ những định kiến về giới, nâng cao quyền năng, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

20230806_230327_0003.jpg

Chị Ly Giờ Gụ, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Qua cho biết: Bên cạnh hoạt động của tổ truyền thông cộng đồng, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cũng tập trung nguồn lực hỗ trợ thôn Ná Nàm, như: đổ bê tông đường giao thông nông thôn (từ đầu năm đến nay đổ bê tông 1,4 km đường); triển khai các chương trình cho vay vốn ưu đãi; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, công trình phụ hợp vệ sinh cho hội viên phụ nữ... Những chính sách trên như “điểm tựa” góp phần xóa bỏ những định kiến về giới, nâng cao quyền năng, vị thế của phụ nữ thôn Ná Nàm trong gia đình và ngoài xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw