Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Để phiên giao dịch việc làm phát huy hiệu quả

Để phiên giao dịch việc làm phát huy hiệu quả

Trung bình mỗi năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức hơn 60 phiên giao dịch việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động tìm được việc làm thông qua trung tâm chỉ chiếm khoảng 40%.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, trung tâm mới tổ chức được 7/69 phiên giao dịch việc làm, đạt 10,1% kế hoạch năm, trong đó có 5 phiên tổ chức tại trung tâm và 2 phiên tổ chức tại các xã/huyện. Riêng với 10 xã nghèo của tỉnh, trong 6 tháng qua, trung tâm chưa tổ chức được phiên giao dịch việc làm nào theo Kế hoạch 239 ngày 19/5/2021 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đối với 10 xã nghèo.

Lý giải điều này, ông Lưu Công Hoàn, Phó Giám đốc trung tâm cho biết: Kinh phí tổ chức các phiên giao dịch việc làm được trích từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia nhưng đến ngày 18/6/2024, trung tâm mới được thông báo cấp kinh phí.

ngoài 7 phiên giao dịch được tổ chức bằng nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, thì Trung tâm đã tổ chức được 32 phiên giao dịch việc làm tại các huyện.png

Ngay sau khi được cấp kinh phí theo chương trình mục tiêu quốc gia, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức triển khai, thực hiện thêm 15 hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm tại 15 trường THPT và 8 phiên giao dịch việc làm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

7.png

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, trung tâm sẽ phối hợp triển khai, tổ chức khoảng 60 phiên giao dịch việc làm trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu việc tổ chức dồn dập các phiên giao dịch vào những tháng cuối năm có thực sự đạt hiệu quả và người lao động có thể tìm được việc làm theo đúng nhu cầu của mình hay không? Bởi lẽ, theo xu thế chung của thị trường lao động, đầu năm luôn là thời điểm các doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tìm việc làm và nhu cầu này thường giảm dần trong những tháng cuối năm, còn những tháng cuối năm, lao động có xu hướng tìm việc làm thời vụ như bán hàng, thu ngân, giao hàng, giúp việc...

ngoài 7 phiên giao dịch được tổ chức bằng nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, thì Trung tâm đã tổ chức được 32 phiên giao dịch việc làm tại các huyện (1).png

Thời điểm chưa có kinh phí để tổ chức các phiên giao dịch, trung tâm đã chủ động tìm giải pháp khắc phục khó khăn. Đó là, mời gọi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động hỗ trợ kinh phí tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Do đó, ngoài 7 phiên giao dịch được tổ chức bằng nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, thì trung tâm đã tổ chức được 32 phiên giao dịch việc làm tại các huyện: Văn Bàn (4 phiên), Bảo Thắng (5 phiên), Bảo Yên (4 phiên), Si Ma Cai (8 phiên), Bắc Hà (2 phiên), Mường Khương (8 phiên), Bát Xát (2 phiên)... bằng nguồn xã hội hoá từ doanh nghiệp tuyển dụng lao động.

ngoài 7 phiên giao dịch được tổ chức bằng nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, thì Trung tâm đã tổ chức được 32 phiên giao dịch việc làm tại các huyện (2).png

Mặc dù được các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí tổ chức các phiên giao dịch việc làm ở xã nhưng riêng chi phí đi lại, ăn, ở của cán bộ, Trung tâm Dịch vụ việc làm phải tự chi trả. "Mỗi phiên giao dịch việc làm cần ít nhất 2 đến 3 cán bộ của trung tâm thực hiện nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu các đơn hàng trong nước, lao động làm việc tại nước ngoài, phát tờ rời tuyên truyền, treo pa-nô giới thiệu thông tin doanh nghiệp tuyển dụng...” - ông Lưu Công Hoàn, Phó Giám đốc trung tâm cho biết thêm.

5.png

Ngoài nguyên nhân do kinh phí cấp muộn, dẫn đến thời gian tổ chức các phiên giao dịch việc làm chưa phù hợp với nhu cầu lao động của thị trường, đã xuất hiện tình trạng một số lao động sau khi tham gia các phiên giao dịch việc làm lại đi làm theo hình thức tự phát mà không qua trung tâm để đăng ký đi làm việc tại các doanh nghiệp. "Đã có những người được cán bộ của trung tâm tư vấn việc làm và họ đồng ý, cầm hồ sơ đăng ký tuyển dụng về nhà nhưng sau một thời gian, chúng tôi gọi điện lại thì được biết họ đã tự liên hệ và đến công ty đó làm việc mà không cần qua trung tâm giới thiệu. Tình trạng đi làm việc tự phát như vậy có thể khiến người lao động phải đối mặt với nhiều rủi ro như bị nợ lương, chế độ làm việc không đảm bảo, thậm chí có thể bị lợi dụng làm việc phạm pháp” - chị Nguyễn Phúc Hậu, Trưởng Phòng Tư vấn giới thiệu việc làm (Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh) cho biết.

2.png

Trước thực tế đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tham mưu cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trình tỉnh sớm có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ trực tiếp cho người lao động của tỉnh (như tiền tàu xe, tiền khám sức khỏe, tiền sinh hoạt phí trong tháng làm việc đầu tiên…) khi người lao động đi làm việc theo hợp đồng tại các doanh nghiệp. "Trước mắt là đối với lao động của 10 xã nghèo, sau đó sẽ mở rộng với lao động toàn tỉnh. Nếu chính sách này được thông qua, tôi tin chắc sẽ hạn chế được tình trạng lao động đi làm ngoài tỉnh theo hình thức tự phát” - ông Lưu Công Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh nhận định.

3.png

Để các phiên giao dịch thực sự phát huy được hiệu quả, ngoài việc đảm bảo nguồn kinh phí để tổ chức phiên giao dịch việc làm kịp thời, thường xuyên tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, đáp ứng đúng nhu cầu của người lao động và phù hợp thời điểm tuyển dụng của doanh nghiệp, rất cần thêm những cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút người lao động đến đăng ký tìm việc làm qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đêm có mưa rào nhẹ, ngày trời nắng

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (17/9): Đêm có mưa rào nhẹ, ngày trời nắng

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm nay và ngày mai, chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ có xu hướng dịch dần xuống phía Nam, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh ít mây, không mưa, trưa - chiều giảm mây, trời nắng, gió nhẹ. Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao trời rét.

Vụ sạt lở đất tại xã A Lù qua lời kể của người dân thôn Phìn Chải 2

Về vùng lũ A Lù Vụ sạt lở đất tại xã A Lù qua lời kể của người dân thôn Phìn Chải 2

Sau một tuần bị cô lập, chia cắt, đến ngày 15/9/2024, đường từ trung tâm huyện Bát Xát lên thôn Phìn Chải 2, xã A Lù mới thông xe. Đến thời điểm này, 7 nạn nhân bị mất tích trong vụ sạt lở đất rạng sáng ngày 9/9 đã được tìm thấy, nhưng câu chuyện về vụ thiên tai qua lời kể của người dân thôn Phìn Chải 2 vẫn vô cùng ám ảnh.

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Đến năm 2025, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 98,9% trở lên; duy trì 100% học sinh mầm non, tiểu học học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 73%; duy trì 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đạt 4,8% trở lên.

Phát sóng di động tại 100% xã trên địa bàn toàn tỉnh

Phát sóng di động tại 100% xã trên địa bàn toàn tỉnh

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, các khu vực trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng thiệt hại cả về người, tài sản, công trình công cộng, trong đó có công trình hạ tầng viễn thông (cột, nhà trạm, tuyến truyền dẫn) trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Làng Nủ - ký ức kinh hoàng và nỗ lực hồi sinh

Làng Nủ - ký ức kinh hoàng và nỗ lực hồi sinh

Với sự vào cuộc kịp thời của các các cấp chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng, công tác tìm kiếm nạn nhân và khắc phục hậu quả của trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) tiếp tục được triển khai, chạy đua theo thời gian. 

Xuất hiện vết nứt sâu, dài, Nậm Đét di dời 86 hộ về nơi ở an toàn

Xuất hiện vết nứt sâu, dài, Nậm Đét di dời 86 hộ về nơi ở an toàn

Ông Nguyễn Tư Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Đét (Bắc Hà) cho biết: Do ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, tại thôn Nậm Đét (Bắc Hà) xuất hiện vết nứt gãy dài, sâu, nguy cơ sạt lở cao có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân, nên xã vận động 86 hộ, khoảng 390 khẩu di dời về nơi ở an toàn.

fbytzltw