Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đảm bảo an toàn tại các điểm vui chơi cho trẻ em

Đảm bảo an toàn tại các điểm vui chơi cho trẻ em

Đầu kỳ nghỉ hè tại thành phố Lào Cai, các điểm vui chơi tự phát và khu kinh doanh dịch vụ vui chơi cho trẻ em mọc lên nhiều. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn cho trẻ tại các khu vui chơi vẫn chưa được quan tâm đúng mức, do đó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
choi1.jpg

Điểm vui chơi tự phát mọc lên nhiều tiềm ẩn nguy hiểm

Tại khu vực sân đài phun nước ở phường Nam Cường vào buổi tối hằng ngày người kinh doanh đã tập kết hằng chục chiếc xe điện trẻ em, với đủ loại như ô tô điện, xe máy điện, xe điện ba bánh; giá cho thuê mỗi chiếc xe là từ 30-50 nghìn đồng tùy từng loại xe cho 30 phút chơi. Những ngày này, mới vào đầu hè bố mẹ thường đưa con đến những điểm vui chơi như vậy. Trong khoảng sân ven đài phun nước rất đông trẻ em tự lái xe điện đi lòng vòng quanh sân. Điều đáng nói, những chiếc xe điện ba bánh được người cho thuê gọi là “xe quay”, xe có tốc độ chạy rất nhanh. Chỉ quan sát tại sân trong khoảng 10 phút, phóng viên đã chứng kiến không ít cảnh trẻ em lái xe đâm vào nhau, có trẻ ngã lăn ra sân, có trẻ bị đâm xe sợ quá khóc thét lên…

Chị Trần Thị Dung, ở phường Bắc Cường cho con đến chơi tại sân cho biết, các con nghỉ hè cứ ở nhà xem ti vi, điện thoại mãi cũng không được. Buổi tối mình thấy nhiều người bảo đưa con xuống sân quảng trường và đài phun nước chơi. Ở đây có nhiều người kinh doanh trò chơi cho trẻ nên cũng đưa con xuống đây chơi, nhưng thấy các bạn nhỏ lái xe điện chạy nhanh, nhìn sợ quá. Có những bé đâm xe vào nhau gây trầy xước cả chân, tay rất đáng lo ngại.

choi2.jpg

Không chỉ ở đài phun nước mà tại các khu vực có khoảng sân rộng như sân Quảng trường tỉnh tại phường Nam Cường, sân Quảng trường thành phố tại phường Kim Tân, sân phố đi bộ trên đường Đinh Lễ - An Dương Vương, phường Kim Tân những ngày này cũng đang xuất hiện nhiều hoạt động kinh doanh vui chơi tự phát như cho thuê xe điện hay điểm chơi xúc hạt muồng…

Còn tại các khu kinh doanh vui chơi cho trẻ em ở các phường Cốc Lếu, Bắc Cường, Nam Cường, Bắc Lệnh, Pom Hán… thì có những điểm chơi xúc cát, xúc hạt sỏi nhỏ. Trò chơi xúc cát, sỏi, hạt muồng thường thu hút sự thích thú của trẻ nhỏ bởi có các loại đồ chơi như máy xúc, xe tải... để chơi cùng. Nhìn thì có vẻ bình thường, nhưng những hạt muồng, sỏi nhỏ dễ vung vãi khi trẻ nghịch, bốc ném và đã được cảnh báo có thể trở thành dị vật gây hại cho trẻ khi mắc kẹt trong đường hô hấp hoặc bắn vào tai; cát có thể bị vào mắt hoặc vào đường hô hấp của trẻ…

Điểm vui chơi cho trẻ chưa được quan tâm quản lý

Mặc dù các điểm vui chơi tự phát hiện nay đang mọc lên nhiều và có nhiều nguy cơ mất an toàn cho trẻ nhỏ, nhưng theo ghi nhận của phóng viên trong những ngày qua, chưa thấy có cơ quan chức năng nào kiểm tra, quản lý các loại đồ chơi cho trẻ em tại những địa điểm này.

choi3.jpg

Không chỉ các điểm vui chơi tự phát không được quan tâm quản lý, hiện nay trên địa bàn thành phố Lào Cai có hàng chục điểm kinh doanh vui chơi cho trẻ em được cấp phép hoạt động nhưng công tác quản lý tại các địa phương còn rất hạn chế.

Tại phường Cốc Lếu, khi phóng viên liên hệ với UBND phường để đến tìm hiểu các khu vui chơi cho trẻ em thì được bà Bùi Thị Phượng, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết, các khu vui chơi đã ngừng hoạt động; không hiểu vì lý do gì bà Bùi Thị Phượng còn nhấn mạnh rằng phường có khu vui chơi tại địa chỉ số 186 đường Hoàng Liên nhưng đã không hoạt động nữa. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế của phóng viên thì điểm vui chơi này vẫn hoạt động và còn rất đông khách hàng là trẻ em.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hồng Quang, Quản lý khu vui chơi tại số nhà 186 đường Hoàng Liên cho biết, điểm vui chơi này được đầu tư hoạt động từ năm 2018 với nhiều loại trò chơi cho trẻ em, giá vào cổng là 40 nghìn đồng/trẻ; điểm vui chơi được Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Lào Cai cấp phép hoạt động. Từ khi hoạt động đến nay chưa có cơ quan chức năng nào đến kiểm tra bao giờ. Khi được hỏi về độ an toàn của các trò chơi thì ông Quang cho biết là cơ sở tự kiểm tra thấy không an toàn thì tự sửa chữa.

Tại một số phường khác trên địa bàn thành phố Lào Cai cũng có các cơ sở được cấp phép kinh doanh vui chơi giải trí cho trẻ em, nhưng khi phóng viên đến UBND các phường để ghi nhận thông tin quản lý thì phần lớn các phường đều cho biết chỉ mới dừng lại ở kiểm tra về an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy và nắm được là cơ sở đã được cấp phép hoạt động, nhưng chưa có sự kiểm tra, quản lý nào về các loại đồ chơi cho trẻ em.

Như vậy, một thực tế đặt ra là việc quản lý các điểm kinh doanh vui chơi cho trẻ em hiện nay trên địa bàn thành phố Lào Cai còn nhiều bất cập. Điều đáng quan tâm hơn, các khu vui chơi mặc dù đã được cấp phép hoạt động, nhưng các trò chơi được tổ chức trong các khu vui chơi có đảm bảo về độ an toàn hay không thì không ai biết. Kèm theo đó, các loại đồ chơi trong khu vui chơi có nguồn gốc xuất xứ từ đâu và có được phép lưu hành hay không cũng không được quan tâm kiểm soát.

Mang những băn khoăn về việc quản lý và nhiều nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn tại điểm vui chơi tự phát, cũng như các khu đã được cấp phép tới UBND thành phố Lào Cai, phóng viên được giới thiệu đến Phòng Văn hóa Thông tin thành phố để tìm hiều công tác quản lý thì được ông Phan Văn Năm, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin thành phố cho biết, từ trước đến nay hoạt động tại các điểm, khu vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa bàn không phải do ngành văn hóa quản lý và cũng không rõ việc quản lý được giao cho cơ quan nào của thành phố.

Ghi nhận những băn khoăn của phóng viên, ông Phan Văn Năm cho biết trong thời gian tới sẽ tham mưu cho thành phố để quản lý tốt hơn các điểm vui chơi này.

Thiết nghĩ, trước thực tế về nguy cơ mất an toàn từ những loại đồ chơi và điểm, khu vui chơi cho trẻ em đang đặt ra như hiện nay. Các ngành chức năng của thành phố cần tăng cường thanh, kiểm tra, nhất là các khu vui chơi tự phát ngoài trời để kịp thời loại bỏ các trang thiết bị, đồ chơi không đảm bảo; kiểm tra các khu vui chơi có các đồ chơi đã cũ, xuống cấp, không còn an toàn, để tránh những tại nạn không đáng có có thể xảy ra cho trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ

Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN), vùng đặc biệt khó khăn luôn là chủ trương, chính sách được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách đã phát huy hiệu quả và làm thay đổi toàn diện đời sống của đồng bào các DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Thí điểm mô hình giáo dục đại học số

Thí điểm mô hình giáo dục đại học số

Cuối tuần qua diễn ra phiên họp của Tiểu ban Giáo dục đại học Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực về "Góp ý dự thảo đề án triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số". Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, mấu chốt đề án giáo dục đại học số là chất lượng học liệu và nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên...

Người trẻ vật lộn với hội chứng "overthinking"

Người trẻ vật lộn với hội chứng "overthinking"

Suy nghĩ nhiều về một sai lầm trong quá khứ hay lo lắng thái quá về những chuyện ở thì tương lai, là biểu hiện của một "căn bệnh trầm kha" ở giới trẻ hiện nay. Hiểu đơn giản nó là hội chứng "overthinking" - dành quá nhiều thời gian để nghĩ hoặc phân tích điều gì đó theo cách có hại hơn là có ích.

Gốc của sự minh bạch

Gốc của sự minh bạch

Tuần qua, trên khắp các diễn đàn, nhiều người đã thể hiện sự bức xúc trước các khoản phụ thu đầu năm học, rồi học thêm, ngoại khóa.

Ngày Khuyến học Việt Nam (2/10): Phát triển xã hội học tập trong kỷ nguyên số

Ngày Khuyến học Việt Nam (2/10): Phát triển xã hội học tập trong kỷ nguyên số

Kỷ nguyên của công nghệ, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Điều đó vừa tạo ra thách thức song cũng là cơ hội để giáo dục phát triển mạnh mẽ, không ngừng lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng xã hội học tập, gìn giữ một nét đẹp văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thực hiện Kế hoạch số 119/KH-UBND của UBND tỉnh Lào Cai về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030, các đơn vị y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện đã và đang triển khai nhiều hoạt động truyền thông, khám sức khỏe định kỳ… nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh năm 2023

Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh năm 2023

Nhân kỷ niệm 22 năm ngày Toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4/10/2001 - 4/10/2023) và 62 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (4/10/1962 - 4/10/2023), sáng 1/10, UBND tỉnh đã tổ chức Hội thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) năm 2023.

Sân chơi bổ ích của học sinh vùng cao

Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi Sân chơi bổ ích của học sinh vùng cao

Tại huyện Mường Khương, 6 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" đã được thành lập trong các trường học, giúp trẻ em vùng cao được trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình; đồng thời, thúc đẩy sự tham gia chủ động, có ý nghĩa của các em vào một số vấn đề tại địa phương, góp phần đẩy lùi các hủ tục, tập quán lạc hậu như tảo hôn, kết hôn cận huyết thống...

"Gia tài" của ông Hãnh

"Gia tài" của ông Hãnh

Có thú vui sưu tầm tem từ những ngày còn đi học, giờ đây đã 70 tuổi, ông Trịnh Quang Hãnh (thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương) sở hữu “gia tài” gồm hơn 1.200 chiếc tem từ thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đến năm 2010.

Ngôi nhà vui vẻ của người cao tuổi

Ngôi nhà vui vẻ của người cao tuổi

Mô hình "Dưỡng lão tự nguyện" tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2019. Cũng từ đó, đây trở thành "ngôi nhà vui vẻ" đầy ắp tình yêu thương và tiếng cười cho người cao tuổi .

fb yt zl tw