Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Công an Lào Cai thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”

Công an Lào Cai thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”

Ngày 19/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa của Nhân dân ta giành thắng lợi, mở ra trang sử mới vẻ vang cho dân tộc. Ngày 19/8/1945 cũng đánh dấu sự ra đời của những tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân Việt Nam tại 3 miền đất nước, có chung nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ Đảng, chính quyền cách mạng và tài sản của Nhân dân. Ngày 19/8/1945 được xác định là ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.

Tại tỉnh Lào Cai, thời gian qua, các cán bộ, chiến sĩ công an tích cực thực hiện phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, lập nhiều chiến công kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống của ngành.

1.jpg

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi về Bảo Yên - “cửa ngõ” của tỉnh. Tại Công an huyện Bảo Yên, Trung tá Bùi Anh Tuấn, Phó Trưởng Công an huyện cho biết: Ngược dòng thời gian, sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đến năm 1948, Pháp chiếm gần hết tỉnh Lào Cai, các cơ quan đầu não của tỉnh đã tản cư về Già Thượng, Già Hạ (xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) và Lang Khánh (xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái). Trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lực lượng công an, bộ đội và Nhân dân huyện Bảo Yên đã lập nhiều chiến công, góp phần giải phóng quê hương.

1.png

Phát huy truyền thống ấy, trong những năm qua, các cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Bảo Yên luôn nỗ lực phấn đấu, lập nhiều chiến công trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”. Điển hình như năm 2023, Công an huyện Bảo Yên đã điều tra, khám phá 23 vụ việc, bắt 53 đối tượng, trong đó có 6 vụ tội phạm về trật tự xã hội (giảm 3 vụ so với năm trước); 15 vụ về ma túy (giảm 3 vụ so với năm trước), thu giữ 8,99 gam heroin, 1,08 gam methamphetamine và 3,3 kg thuốc phiện; đưa 60 người nghiện ma túy đi cai nghiện tập trung; xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông 1.636 trường hợp; thực hiện cấp căn cước công dân, định danh điện tử.

Đặc biệt, Công an huyện Bảo Yên đã lập thành tích xuất sắc khi tuyên truyền, vận động một số hộ ở xã Xuân Thượng, xã Điện Quan ký cam kết từ bỏ, không theo tổ chức “Bà cô Dợ” (tôn giáo hoạt động trái pháp luật). Trước đó (cách đây hơn 10 năm), Công an huyện Bảo Yên cũng phối hợp với các lực lượng vận động một số hộ người Mông xã Xuân Hòa ký cam kết từ bỏ, không theo tà đạo Dương Văn Mình. Với những thành tích đạt được, 2 năm 2022 và 2023, Công an huyện Bảo Yên đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng; năm 2023 được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công an.

Xứng danh Đơn vị Quyết thắng.jpg

Trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh là đơn vị điển hình với những chiến công xuất sắc. Đại tá Trần Văn Cao, Trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh cho biết: Trong 5 năm qua, Phòng Cảnh sát hình sự đã trực tiếp điều tra, khám phá 105 vụ/517 đối tượng; thụ lý điều tra 152 vụ/366 bị can. Thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; đảm bảo 100% tin báo được tiếp nhận và phân loại, xử lý theo quy định, trong đó tỷ lệ giải quyết đạt 93%. Tỷ lệ điều tra, khám phá án chung đạt 93,2%; án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 99,5%...

2.png

Trong 5 năm qua, Phòng Cảnh sát Hình sự đã triệt phá và đấu tranh làm tan rã 23 băng nhóm/413 đối tượng; trực tiếp đấu tranh, triệt phá 20 vụ/208 đối tượng liên quan đến tệ nạn xã hội (chủ yếu là cờ bạc và mại dâm); phối hợp với các lực lượng đấu tranh, triệt phá 9 vụ/54 đối tượng liên quan đến công nghệ cao; trực tiếp xác minh, bắt giữ 38 đối tượng truy nã trong nước; xác minh, truy bắt 52 đối tượng người Trung Quốc phạm tội tại Trung Quốc sau đó lẩn trốn sang Việt Nam theo đề nghị của công an Trung Quốc; phối hợp với công an Trung Quốc tìm kiếm, giải cứu hơn 300 nạn nhân bị mua bán qua biên giới... Những chiến công đó đã đưa lực lượng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh trở thành “cú đấm thép” trong công tác đấu tranh triệt phá tội phạm. Nhiều lượt cán bộ, chiến sĩ được nhận Bằng khen của Bộ Công an, UBND tỉnh. Năm 2023, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công an.

3.jpg

Thông qua phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” đã xuất hiện nhiều nhân tố có thành tích xuất sắc trong công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.

Năm 2023, Công an tỉnh có 341 tập thể, 2.211 cá nhân được các cấp khen thưởng, tăng 1.296 cá nhân so với năm 2022, trong đó: 205 lượt cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huy chương Vì an ninh Tổ quốc; 1.110 lượt cá nhân được tặng Huy chương Chiến sĩ vẻ vang các hạng; Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc cho 1 tập thể, tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 1 cá nhân; Bộ Công an tặng Cờ thi đua xuất sắc cho 3 tập thể, tặng Bằng khen cho 8 tập thể, 22 cá nhân; tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng cho 9 cá nhân; UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 47 tập thể, 101 cá nhân…

3.png

Đến tháng 6/2024, Công an tỉnh có 1 tập thể được Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; 1 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì; 4 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng; 65 tập thể, 4 cá nhân được thông báo gương “Người tốt, việc tốt”. Một số tập thể điển hình, như Phòng Hậu cần, Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an tỉnh); công an các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn; Công an xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên), Công an xã Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương)…

4.png

Những thành tích nổi bật trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” của Công an tỉnh đã tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của ngành công an, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Công an nhân dân “bản lĩnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw