Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Bức tranh panorama lớn nhất thế giới về chiến tranh - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Những ngày này, thành phố Điện Biên Phủ đón hàng ngàn người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử. Một địa chỉ không thể bỏ qua khi đến Điện Biên đó là chiêm ngưỡng bức tranh panorama về chiến tranh lớn nhất thế giới - tái hiện toàn cảnh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” nằm trong Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

2.JPG
Đây là một tác phẩm nghệ thuật được đầu tư công phu, hoành tráng và được coi là tài sản vô giá, lưu lại những giá trị về lịch sử và truyền thống cho các thế hệ mai sau. Bức tranh tròn đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, quy mô lớn nhất Đông Nam Á, là bức tranh lớn thứ 3 trên thế giới, được hoàn thành vào dịp kỷ niệm 68 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. (Trong ảnh là một cảnh thuộc trường đoạn 1, mô tả toàn dân gánh gạo, thồ hàng, tiếp tế lương thực cho bộ đội đánh giặc)
3.JPG
Tác phẩm này có chiều dài 132m, cao hơn 20,5m, với phần mái vòm liền kề thể hiện mây, trời đã tạo ra một bức tranh có diện tích bề mặt lên đến 3.225m². Tranh được được thể hiện lên toàn bộ bề mặt phía trong của Bảo tàng - tòa nhà hình trụ có đường kính 42m. (Trong ảnh là một cảnh cũng thuộc trường đoạn 1, mô tả bộ đội xây dựng trận địa đánh giặc)
4.JPG
Hơn 4.500 nhân vật và khung cảnh núi rừng Tây Bắc được tái hiện một cách chân thực và sống động qua bút pháp tài hoa của gần 200 họa sĩ tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên nền vải toan, trong không gian 360 độ. Các giai đoạn của chiến dịch được thể hiện liên hoàn, kết hợp với các khối nổi và nhiều vật dụng trong chiến tranh được sắp đặt hợp lý đã tạo nên một không gian vừa thực lại vừa ảo gây ấn tượng mạnh với người xem.
5.JPG
Nội dung bức tranh được chia thành 4 trường đoạn: Toàn dân ra trận, Khúc dạo đầu hùng tráng, Cuộc đối đầu lịch sử và Chiến thắng Điện Biên. Tất cả hình ảnh và sự kiện được xâu chuỗi, kết nối liền mạch theo diễn biến của chiến dịch, tạo cho người xem một cái nhìn đầy đủ, trực quan và sinh động.
6.JPG
Những hình ảnh tái hiện trường đoạn 2, với điểm nhấn là trận đánh tại Trung tâm đề kháng Him Lam ngày 13/3/1954, thể hiện quyết tâm giành thắng lợi ngay trận đánh mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân và Nhân dân Việt Nam. Sau khi tiêu diệt Trung tâm đề kháng Him Lam, Quân đội nhân dân Việt Nam tiến đánh cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo và tiến vào Phân khu trung tâm Mường Thanh đánh chiếm các đồi phía Đông, trong đó có cứ điểm A1.
7.JPG
8.JPG
9.JPG
10.JPG
11.JPG
12.JPG
Trường đoạn 3 - "Cuộc đối đầu lịch sử" tái hiện sự khốc liệt của đợt tấn công thứ 2, đặc biệt tại cứ điểm đồi A1. Đêm 6/5/1954, giữa trận địa là cột khói bốc cao, một ánh chớp lóe sáng, kèm theo tiếng nổ trầm, đục, rung chuyển đồi A1, đó là tiếng nổ của khối bộc phá gần 1.000kg mà quân đội và Nhân dân Việt Nam đã đặt trọn quyết tâm tiêu diệt đồi A1.
13.JPG
14.JPG
Trường đoạn 4 - "Khúc khải hoàn mừng chiến thắng" tái hiện khoảnh khắc lịch sử 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm De Castries báo hiệu giờ chiến thắng sau 56 ngày đêm chiến đấu oanh liệt của quân và dân ta. Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc Pháp ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ của dân tộc Việt Nam.
1.JPG
Để đảm bảo công chúng được khám phá bức tranh chân thực nhất, mỗi lượt chiếu, Bảo tàng đón khoảng 30 - 40 khách. Hình ảnh, âm thanh kết hợp với lời thuyết minh mang đến cho du khách cái nhìn toàn cảnh về trận chiến Điện Biên Phủ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw