Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bảo Yên: Hơn 10 năm mong chờ sửa chữa 5 km đường

Bảo Yên: Hơn 10 năm mong chờ sửa chữa 5 km đường

Đoạn Tỉnh lộ 160 dài khoảng 5 km từ thôn Bản Mười, Bản Rằm, xã Tân Dương và bản Cuông 1, xã Xuân Hòa (huyện Bảo Yên) đi Quốc lộ 279 cách đây 10 năm đã bị xuống cấp nặng do các phương tiện chở vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ xây dựng một số nhà máy thủy điện trên sông Chảy. Thế nhưng đến nay, đoạn đường này vẫn chưa được sửa chữa, nâng cấp gây khó khăn cho việc đi lại của người dân, nhất là học sinh khi đến trường mùa mưa.

Sau mấy năm trở lại Tân Dương, điều chúng tôi bất ngờ nhất là Tỉnh lộ 160, đoạn từ trung tâm thôn Bản Mười ra Quốc lộ 279 vẫn dày đặc “ổ voi, ổ gà”. Nhìn chiếc xe ô tô tải chở lá, cành quế đi như “đánh võng”, nghiêng bên này, ngả bên kia, ai cũng phải lo lắng, đặc biệt là những người hằng ngày phải liều mình đi xe máy qua đây.

TL160 (2).jpg

Theo quan sát của phóng viên, trên quãng đường dài 5 km này có nhiều điểm lầy lội, trơn trượt với những vũng nước lớn. Khi trời nắng lên, mặt đường toàn “sống trâu”, khi trời mưa, bùn nhão phủ kín lòng đường khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Là người dân thôn Bản Mười, có ngày 3 đến 4 lượt phải đi trên đoạn Tỉnh lộ 160 để ra trung tâm xã Tân Dương hay thị trấn Phố Ràng, ông Lý Văn Áo rất bức xúc. Ông Áo cho biết: Có lần trời mưa, đường trơn khiến tôi bị ngã, quần áo lấm lem mà không thể đứng dậy được. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, ngành liên quan nhưng sau nhiều năm, đoạn đường vẫn chưa được sửa chữa. Chỉ một đoạn đường xuống cấp nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Người dân có sản phẩm gì cũng khó tiêu thụ hoặc phải bán với giá thấp do đường xấu, tiểu thương thu mua gặp nhiều trở ngại.

TL160 (3).jpg

Theo ông Đặng Văn Thịnh, Bí thư Chi bộ thôn Bản Mười, đoạn đường đã xuống cấp nhiều năm nay. Mỗi năm, đơn vị bảo trì đường bộ cũng có bảo dưỡng tuyến đường, nhưng thực tế vũng sâu trên mặt đường vẫn còn. Mùa mưa đến, người dân qua lại gặp rất nhiều khó khăn. Địa phương đã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan chức năng, nhưng đến thời điểm này, tuyến đường vẫn chưa được nâng cấp, sửa chữa.

Cháu Nguyễn Phạm Đình Quân, học sinh Trường Trung học cơ sở Tân Dương nói: Mỗi ngày đi học trên đoạn đường này, cháu rất sợ vì mặt đường nhiều hố sâu, lại lầy lội vào mùa mưa, đi xe đạp rất hay bị ngã và bẩn quần áo.

Ông Đặng Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Dương cho biết: Tuyến Tỉnh lộ 160 đoạn qua xã Tân Dương phục vụ việc đi lại của khoảng 200 hộ dân thôn Bản Mười, Bản Rằm, xã Tân Dương và bản Cuông 1, xã Xuân Hòa. Về lâu dài, Nhân dân và chính quyền địa phương mong muốn tỉnh sớm triển khai nâng cấp, sửa chữa tuyến đường để phục vụ việc đi lại của Nhân dân.

TL160 (4).jpg

10 năm chờ đợi là quá dài để sửa chữa, nâng cấp 5 km đường. Hàng trăm hộ dân ở thôn Bản Mười, Bản Rằm, xã Tân Dương và bản Cuông 1, xã Xuân Hòa mong muốn các cấp, ngành sớm triển khai đầu tư nâng cấp, sửa chữa tuyến đường để có điều kiện tốt phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

fb yt zl tw