Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Bài 2: Người Phù Lá ở "Cao nguyên trắng"

Bài 2: Người Phù Lá ở "Cao nguyên trắng"

Làm dâu người Phù Lá đã 22 năm, chị Lâm Thị Hồng dường như quên mất mình là người Tày. Giờ đây, trên vai chị, không chỉ là dâu con trong dòng họ Giàng ở bản người Phù Lá, mà còn gánh vác cả trọng trách là nữ Bí thư Chi bộ Tà Chải - bản có 100 hộ dân tộc Phù Lá ở xã Lùng Phình, huyện vùng cao Bắc Hà.

14.jpg

Dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh bản Tà Chải, chị Lâm Thị Hồng hồ hởi khoe về những đổi thay trong đời sống của bà con người Phù Lá. Vẫn biết, cuộc sống hiện đại cũng đã len lỏi lên các bản làng vùng cao, thế nhưng, người Phù Lá ở nơi này vẫn còn bảo tồn và giữ nguyên vẹn những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Chị Hồng bảo: Gia đình chồng tôi và họ hàng cũng như những hộ gia đình Phù Lá khác ở Tà Chải đều mong muốn bản sắc văn hóa được gìn giữ và phát huy được những giá trị tốt đẹp truyền thống trong đời sống hiện nay.

Chính vì vậy, không chỉ mang trong mình tình yêu với người con trai Phù Lá, mà chị Hồng còn yêu luôn cả những nét văn hóa độc đáo của người Phù Lá. Hơn cả là trọng trách đã đặt lên vai chị đôi quang gánh phải là đầu tàu, gương mẫu trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ấy, để không mai một đi mà còn sống được giữa đời sống hiện đại.

15.jpg

Thật may mắn, hôm chúng tôi lên Tà Chải, đúng lúc người Phù Lá nơi đây đang rộn ràng tổ chức ăn cơm mới, mừng lúa mới. Cả bản hân hoan niềm vui sau vụ thu hoạch được mùa…

Ông Giàng Sín Phù, năm nay ngoài 70 tuổi, gần 40 năm tuổi Đảng, vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về tục ăn cơm mới: Người Phù Lá vẫn tổ chức nghi lễ mừng cơm mới vào mỗi khi phơi khô thóc và để gọn vào bồ thóc trong nhà. Khi mọi nhà đã đổi công cho nhau và gặt xong hết các thửa ruộng của gia đình mình, cũng là lúc họ thay phiên nhau tổ chức làm cơm mới, vừa là cúng báo tổ tiên về thành quả của một mùa vụ thu hoạch, cảm tạ trời đất đã đem lại mùa màng tươi tốt, cũng như cầu cho mùa vụ năm sau tiếp tục hạt lúa chắc mẩy, trĩu bông. Nhà nào ăn to thì mổ hẳn con lợn, còn không cũng mổ gà, mua thịt lợn về làm cỗ cúng, mời anh em họ hàng, bà con trong bản đến chung vui. Hầu như, nhà nào cũng làm lễ cúng mừng cơm mới, tạo thành nét văn hóa trong cộng đồng người Phù Lá ở Lùng Phình.

Là cán bộ công chức xã Lùng Phình, anh Giàng Củi Tờ từng tốt nghiệp Đại học Hành chính và tham gia Dự án 600 phó chủ tịch xã, cũng là một trong những người có nhiều trăn trở về công tác giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Những (5).jpg

Anh Giàng Củi Tờ tâm sự: Tôi cũng như đồng bào Phù Lá ở Lùng Phình mong muốn hỗ trợ bà con khôi phục và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống.

Hiện tại, ngành Văn hóa cũng đã hỗ trợ thành lập Câu lạc bộ hát dân ca Phù Lá, khôi phục văn hóa ẩm thực của người Phù Lá… ghi chép và sưu tầm để lập hồ sơ đưa vào danh mục di sản văn hóa cần được bảo tồn. Đặc biệt, sự phong phú trong ẩm thực của người Phù Lá đã được ngành văn hóa hỗ trợ để tôn vinh, nâng tầm, giúp bà con đưa văn hóa của dân tộc mình khi du khách đến điểm du lịch Lùng Phình Bắc Hà. Những món ăn như mèn mèn, bánh sừng trâu, bánh giày, mầm thảo quả xào thịt, mầm dẻ xào thịt ngựa… là những ăn quen thuộc của bà con Phù Lá nhưng lại là những hương vị khó quên đối với thực khách phương xa.

17.jpg

Chị Giàng Củi Sửu, hằng ngày miệt mài làm việc cho trang trại hoa hồng gần nhà nhưng vẫn không quên nhẩm hát những câu dân ca Phù Lá do mẹ truyền dạy từ khi còn là cô bé lên 5, lên 6… Tuổi thơ của chị Sửu lớn lên trong dân ca Phù Lá, rồi yêu, chất liệu dân ca cứ thế ngấm dần và chảy trong huyết quản của người con gái Phù Lá. Chính vì yêu thích, lại được trời ban cho chất giọng trong trẻo, thánh thót, khiến chị Sửu luôn đam mê hát dân ca dân tộc mình.

Giờ đây, người Phù Lá ở Tà Chải, không chỉ hát cho nhau nghe, hát trong lễ cưới, lễ hội mà họ đã biết dùng công nghệ, tải những đoạn hát nhạc dân ca Phù Lá từ Youtube, Tiktok… về điện thoại để mang đi theo nương, đi chăn trâu, đi lấy củi và luyện tập hát theo. Điệu hát không còn phải đợi phiên chợ, đợi lễ hội mà hễ lên núi, lội suối, hay ở bất cứ đâu, người Phù Lá cũng mang theo tiếng hát bên mình.

18.jpg

Bà Giàng Sín Mẩy năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn lên nương thu hoạch lúa cùng các con, cháu trong gia đình. Trong gian bếp, bà Giàng Sín Mẩy vừa đun ấm nước để pha trà mời khách, vừa chuyện trò sôi nổi.

19.jpg

Bà Giàng Sín Mẩy chia sẻ thêm: Những làn điệu dân ca dân vũ của người Phù Lá, tôi và một số người cao tuổi trong bản Tà Chải vẫn duy trì tập hát, tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ ở bản, ở xã, để cho con cháu học theo, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Trước đây, ở bản người Phù Lá có nghề làm yên ngựa bằng gỗ bán ở chợ phiên Lùng Phình và chợ phiên Bắc Hà, thậm chí lên các phiên chợ Cán Cấu, Sín Chéng, Si Ma Cai và sang tận Xín Mần – Hà Giang nữa. Nhưng về sau, đường giao thông êm thuận, người dân ít đi ngựa xuống chợ nên cũng ít người mua yên ngựa. Trưởng thôn Giàng Củi Phà còn bật mí: Trong bản còn có ông Sải Sín Phù, ông Sải Vần Phủ và ông Hoàng Xuấn Phủ còn biết nghề làm yên ngựa. Cũng thỉnh thoảng có người đặt mua, các ông vẫn làm để bán cho mọi người nhưng cũng không thường xuyên. Nhưng tôi vẫn mong muốn người Phù Lá khôi phục và duy trì nghề làm yên ngựa, phát triển thành tổ nghề truyền thống, cho du khách trải nghiệm khi lên Lùng Phình.

20.jpg

Với những tâm huyết của nữ Bí thư Chi bộ Lâm Thị Hồng, trưởng thôn Giàng Củi Phà, đảng viên 40 năm tuổi Đảng Giàng Sín Phù, hay thế hệ trẻ kế cận: Giàng Củi Tờ, Giàng Củi Sửu…. chắc chắn, để mở cánh cửa và bảo vệ kho tàng văn hóa dân tộc Phù Lá ở vùng cao Bắc Hà không khó.

21.jpg

Trò chuyện với Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Hà Nguyễn Thị Nga, một trong những nữ lãnh đạo huyện luôn đau đáu với câu chuyện giữ gìn bản sắc văn hóa với sinh kế của đồng bào, với những định hướng để bà con vùng cao bắt nhịp với những cách làm mới trong phát triển kinh tế, chúng tôi thấu hiểu hơn những trăn trở của cấp ủy chính quyền địa phương.

Chúng tôi cũng đã đưa vào kế hoạch dài hơi trong việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Phù Lá, một trong những đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều nét đặc sắc ở vùng cao Bắc Hà. Đặc biệt, trong lộ trình phát triển kinh tế du lịch địa phương, tỉnh Lào Cai đang xây dựng Bắc Hà trở thành một khu du lịch đặc sắc, thì những bản sắc văn hóa của tộc người Phù Lá nói riêng và cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện Bắc Hà nói chung sẽ được huyện quan tâm bảo tồn và phát huy trong đời sống.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Hà Nguyễn Thị Nga chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw