Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Âm vang trống hội

Âm vang trống hội

Vùng đất Điện Quan (huyện Bảo Yên) trập trùng đồi núi, nơi sinh sống lâu đời của 7 dân tộc, trong đó chủ yếu là người Tày, người Mông, người Dao. Tại thôn Điện - nơi đồng bào Tày sinh sống, vào mỗi mùa xuân, bà con lại thành kính dâng lễ tại đình làng cầu mong một năm an lành, no ấm. Đặc biệt nơi đây, người dân vẫn lưu giữ chiếc trống cổ hơn 100 năm tuổi với những câu chuyện ít người biết tới.

1.gif

Nhà văn hóa thôn Điện nằm trên lưng chừng dốc, được xây dựng khang trang, rộng rãi. Từ đây, phóng tầm mắt ra cánh đồng thôn Điện sẽ thấy lòng chảo rộng lớn, xung quanh được bao bọc bởi dãy núi điệp trùng. Đây cũng là “vựa lúa” của xã Điện Quan.

75755.png

Đứng ở sân nhà văn hóa, chỉ ra phía cánh đồng mênh mông, ông Lý Văn Thọi, 62 tuổi, dân tộc Tày, Bí thư Chi bộ thôn Điện bảo, tại cánh đồng này năm nào bà con trong thôn cũng tổ chức lễ hội Xuống đồng vào ngày Thìn đầu tiên của tháng Giêng, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Trước đó, mỗi hộ trong thôn đều góp tiền mua lễ vật làm mâm lễ chung của thôn và chuẩn bị mâm lễ riêng của gia đình dâng lên các vị thần linh tại đình làng Điện. Dịp Rằm tháng Bảy hằng năm, cũng đúng ngày Thìn, đồng bào Tày thôn Điện lại mổ lợn, dâng lễ vật tại đình làng, cầu mong thần linh phù hộ cho thôn, bản bình yên, người an, vật thịnh.

9876543.png

Ban đầu, đình làng Điện nằm bên một gốc cây to dưới cánh đồng. Trải qua hơn 100 năm, vì nhiều nguyên nhân, đình làng Điện đã được di chuyển vị trí khoảng 4 lần. Khoảng từ năm 1990 đến nay, đình làng Điện tọa lạc trên một mỏm đồi cao, nơi có thể bao quát toàn bộ thung lũng, bản làng thôn Điện.

2.gif

Để giúp tôi hiểu hơn về lịch sử đình làng Điện, ông Lý Văn Thọi cùng một già làng trong thôn là ông Lý Văn Hiệu đưa chúng tôi lên đỉnh đồi thăm đình làng. Ngược dốc chừng 15 phút theo đường mòn lên đỉnh đồi cao, chúng tôi đến một khu đất rộng, xung quanh rừng cây cổ thụ xanh thẫm. Đình làng Điện hiện ra trước mắt là chiếc lán nhỏ có cột bằng bê tông, mái lợp ngói, nền láng xi măng, bên trong có bàn thờ đặt các bát hương thờ cúng thần linh.

Ông Lý Văn Hiệu cho hay: Ngôi đình này có lịch sử hơn 100 năm rồi. Trước đây cụ tôi là Lý Văn Ngân được bà con tin tưởng giao cho việc làm lễ cúng tại đình làng vào tháng Giêng và Rằm tháng Bảy hằng năm. Đến nay, vào ngày mùng 1 âm lịch hằng tháng, tôi đều lên đình dọn dẹp, thắp hương. Đình làng Điện thiêng lắm, gắn với nhiều câu chuyện huyền bí ít người biết tới.

Nhưng điều rõ ràng nhất là sự tồn tại của đình làng Điện luôn gắn liền với lịch sử nơi đây. Minh chứng là thôn còn lưu giữ chiếc trống cổ trên 100 năm tuổi vẫn dùng trong lễ hội Xuống đồng đầu năm của thôn. May mắn được “mục sở thị” chiếc trống cổ, tôi ngạc nhiên bởi chiếc trống còn gần như nguyên vẹn, một số hoa văn trang trí trên thân trống khá rõ nét.

895757.png
3.gif

Trở lại câu chuyện với ông Lý Văn Thọi, Bí thư Chi bộ thôn Điện, ông kể với chúng tôi trải qua bao lịch sử thăng trầm, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thôn Điện đã đổi thay rõ rệt, đời sống người dân ngày càng ấm no. Cả thôn có 93 hộ thì có 63 hộ người Tày, còn lại là người Mông, Dao. Năm 2023, thôn giảm được 8 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo, đến nay còn 12 hộ nghèo.

545747.png

Từ làn gió của chương trình xây dựng nông thôn mới, sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và sự chung tay, góp sức của người dân thôn Điện xây dựng các công trình hạ tầng, làm cho diện mạo quê hương ngày càng khởi sắc. Đường ngõ xóm đã được đổ bê tông, người dân tiếp tục đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn, làm đường điện thắp sáng dài hơn 2,5 km nối với thôn Trà giúp việc đi lại dễ dàng vào buổi tối và góp phần đảm bảo an ninh, trật tự.

Điều đáng nói, mặc dù đổi thay mạnh mẽ về đời sống, nhưng nét đẹp văn hóa truyền thống vẫn được đồng bào Tày nơi đây gìn giữ. Điển hình nhất là việc duy trì tổ chức lễ hội Xuống đồng đầu xuân và lễ cúng Rằm tháng Bảy ở đình làng Điện. Từ năm 2021, để phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, cấp ủy đảng, chính quyền xã Điện Quan quyết định tổ chức lễ hội Xuống đồng tại thôn Điện với quy mô cấp xã. Trong tiết xuân ấm áp, người người háo hức vui hội xuống đồng, hòa mình vào các trò chơi dân gian kéo co, đẩy gậy, ném còn hoặc thi cày ruộng, dường như vất vả ngày thường cũng vơi, cũng nhẹ bớt, chỉ còn lại tinh thần phấn khởi, háo hức cùng nhau bước vào một năm mới, mùa vụ mới với bao hứa hẹn cho cuộc đổi thay no đủ.

9875768.png

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw