Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
A Lù nâng cao đời sống người dân

A Lù nâng cao đời sống người dân

A Lù là xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế nên bài toán nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân là thách thức lớn đối với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

Xã có 940 hộ, với 3 dân tộc: Mông, Dao, Hà Nhì cùng sinh sống. Địa hình chia cắt, đất canh tác ít, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào 235 ha ngô, 316 ha lúa 1 vụ.

2-6116.jpg

Không giấu được sự trăn trở, ông Sùng A Khứ, Chủ tịch UBND xã A Lù cho biết: Là xã nghèo nhất nhì huyện, hộ nghèo, cận nghèo chiếm 86,2%; thu nhập bình quân đạt 20 triệu đồng/người/năm và xã mới đạt 3/19 tiêu chí nông thôn mới. Các tiêu chí mà A Lù đã đạt có sự đầu tư của Nhà nước là quy hoạch, thủy lợi, điện; các tiêu chí hộ nghèo, thu nhập được đánh giá khó thực hiện nhất đối với xã. Địa phương xác định nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân là yếu tố quyết định, thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chí khác. Tuy nhiên, để đạt 2 tiêu chí này rất khó vì xuất phát điểm thấp và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Để khơi dậy ý thức, quyết tâm chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức nhiều buổi họp dân bàn giải pháp phát triển kinh tế và được tổ chức từ cấp xã, thôn, đến từng nhóm hộ và hộ gia đình. Người dân đã mạnh dạn nói ra tâm tư, nguyện vọng và đồng lòng với chính quyền xã giải bài toán khó để nâng cao tiêu chí thu nhập.

nguoi-chan-nuoi-tich-cuc-tai-dan-7238.png

Bước đầu, người dân trong xã đồng thuận cao mở rộng diện tích thâm canh cây chè theo hướng hàng hóa. Được biết, cây chè đã được trồng ở A Lù từ hơn chục năm trước. Tuy nhiên, do giao thông không thuận lợi, việc tiêu thụ chè khó khăn nên cây chè chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng của các hộ, người dân để chè mọc tự do, không chăm sóc, đốn tỉa. Chính quyền các cấp cùng doanh nghiệp đã khảo sát vùng chè, thành lập hợp tác xã nên việc tiêu thụ thuận lợi hơn, giúp nhiều hộ có nguồn thu ổn định. Trên địa bàn xã hiện có 20 ha chè Shan tuyết (hơn 10 năm tuổi), chủ yếu ở thôn Tả Suối Câu. Những năm gần đây, giá bán chè ổn định, tiêu thụ thuận lợi đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

3-8658.jpg

Ông Tẩn Láo Tả ở thôn Tả Suối Câu cho biết: "Được xã tuyên truyền và nhận thấy lợi ích lâu dài của cây chè đem lại, gia đình tôi đã chuyển hơn 1 ha đất nương trồng ngô kém hiệu quả sang trồng chè".

Không chỉ gia đình ông Tả, nhiều hộ khác trong xã cũng chuyển đổi đất nương đồi trồng ngô, lúa nương kém hiệu quả sang trồng chè.

Bên cạnh cây chè thì chăn nuôi lợn đen bản địa, trâu, bò, ngựa cũng được định hướng đẩy mạnh ở các thôn có lợi thế. Các hộ được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để làm chuồng nuôi nhốt gia súc.

4-4197.jpg

Ông Phàn Láo Lở ở thôn Ngải Thầu Hạ cho biết: "Nhu cầu của thị trường với thịt lợn đen bản địa rất cao. Khi được chính quyền xã vận động, tôi mạnh dạn đầu tư chuồng trại, mở rộng nuôi theo quy mô hàng hóa. Mỗi năm, gia đình xuất bán hơn 200 con lợn thịt và lợn giống, đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng".

Chủ tịch UBND xã Sùng A Khứ cho biết: Đến nay, mô hình kinh tế chủ lực của xã tương đối rõ là chè, dược liệu, cây ăn quả, nuôi lợn bản địa. Xã hiện có 35 ha chè, hơn 13 ha dược liệu (xuyên khung, đương quy), 20 ha lê, 25 ha hoàng sin cô và đàn gia súc (trâu, bò) hơn 1.600 con, đàn lợn đen bản địa hơn 3.500 con… Ngoài sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền và người dân, xã A Lù rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành trong triển khai các lớp tập huấn, dạy nghề cho nông dân, đồng thời triển khai các mô hình sinh kế, dự án phát triển kinh tế phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw