Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Trả ơn cuộc đời bằng việc thiện

Trả ơn cuộc đời bằng việc thiện

Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận… nhưng vượt lên trên tất cả, họ dành tâm sức để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng và cũng là trả ơn cuộc đời.

Đối với chị Nguyễn Thị Nhài, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Những trái tim yêu thương (thôn Bắc Ngầm, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng), cuộc đời như một giấc mơ. Cách đây 20 năm, chị Nhài một nách nuôi 2 con ăn học, cuộc sống vô cùng khó khăn, hằng ngày ai thuê gì thì làm nấy, miễn là có thu nhập và không vi phạm pháp luật. Các ngón tay của chị chai cứng vì bóc long nhãn, dù mỗi ngày chỉ kiếm được 20.000 đồng từ công việc này nhưng cũng có tiền để cơm cháo qua ngày. Khi hết vụ nhãn, chị chuyển sang đổi kem mút lấy sắt vụn. Thương cảm nỗi khó khăn, vất vả của mẹ con chị Nhài, một số người dân trong thôn đã chia sẻ, hỗ trợ thực phẩm, thậm chí cả tiền.

“Lúc ấy trong nhà không có nổi 1.000 đồng nên khi được mọi người cho 100.000 - 200.000 đồng, mẹ con tôi xúc động vô cùng”, chị Nhài tâm sự.

“Qua cơn bĩ cực tới tuần thái lai”, theo năm tháng, cuộc sống của mẹ con chị Nhài bớt khó khăn, dù không phải khá giả nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc. Chị luôn biết ơn những tấm lòng đã giúp mẹ con chị lúc khó khăn, khổ cực nhất, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Để trả ơn cuộc đời, nhiều năm liền khi biết tin có hoàn cảnh cần giúp đỡ, chị Nhài một mình vác gạo, mang sữa, quần áo đến tận nơi. Đơn cử như trường hợp hai cháu bé sinh đôi vừa lọt lòng đã mồ côi mẹ do người mẹ qua đời bởi tai biến sản khoa. Khi biết tin, ròng rã 3 năm, chị Nhài đã mua sữa hộp, bỉm hỗ trợ gia đình chăm nuôi hai cháu. Với mong muốn giúp đỡ các hoàn cảnh éo le được nhiều hơn, chu đáo hơn, năm 2016, chị bàn với một số chị em có chung ý tưởng thành lập Câu lạc bộ Những trái tim yêu thương. Lý giải về tên của câu lạc bộ, chị Nhài cho hay: Làm thiện nguyện phải xuất phát từ trái tim, với sự đồng cảm, sẻ chia, nhiệt tâm và đong đầy yêu thương.

z4959687307721_759da17801f5ffcbdc0c1783af718e1e.jpg

Có lẽ xuất phát từ tâm của chị Chủ nhiệm Câu lạc bộ mà nhiều thành viên dù cuộc sống còn rất khó khăn vẫn tham gia “trả ơn cuộc đời” bằng việc thiện. Hoàn cảnh của chị Phạm Thị Thơm, ở thôn Cốc Tủm, xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng) rất khó khăn, chồng mất sớm, một mình nuôi 6 con ăn học. Lúc có sức khỏe, chị Thơm ngày ngày leo đồi trồng sắn, ngô, cây lâm nghiệp… để có tiền nuôi gia đình. Khi sức khỏe giảm, chị chuyển sang “chạy chợ”, được đồng nào tiêu đồng ấy. Khi hết buổi chợ, chị lại tranh thủ leo đồi chặt tỉa cành, lá quế để bán. Khó khăn như vậy nhưng hằng tháng, chị vẫn góp 200.000 đồng và mỗi tuần dành 1 - 2 buổi đi phát cơm cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng.

Chị Thơm bộc bạch: "Nhờ có sự giúp đỡ, sẻ chia của cộng đồng mà gia đình tôi vượt qua được lúc khó khăn nhất. Do vậy, tôi luôn mong muốn đồng hành với Câu lạc bộ Những trái tim yêu thương để góp sức mình giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn".

z4959701344817_1fc7442baaabdfdb9c4f683d379361f5.jpg

14 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu quái ác, chị Nguyễn Thị Thắm ở tổ 14, phường Nam Cường (thành phố Lào Cai) chưa bao giờ đầu hàng số phận. Kể cả lúc thập tử nhất sinh, chị vẫn ước mình có thật nhiều tiền để san sẻ khó khăn cho những bệnh nhân khác… Nhiều lần thần chết gõ cửa vì căn bệnh quái ác, chị dường như đã không còn hoảng loạn khi nghĩ đến viễn cảnh một ngày nào đó mình đột ngột mất đi sự sống. Năm 2009, phát hiện bị ung thư máu, chị Thắm suy sụp đến mức nghĩ rằng sẽ buông bỏ tất cả, bầu trời hy vọng như sập xuống trước mắt.

Ngày đầu vào Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, chị gặp một bệnh nhân đã yếu đến mức không thể nói được, không có người thân chăm sóc nhưng vẫn kiên cường chống chọi với bệnh tật. Nhìn lại thấy mình vẫn còn may mắn vì luôn có gia đình, chồng và hai con ở bên động viên, chia sẻ, chị thấy mình phải sống tiếp, quyết tâm điều trị bệnh.

z4959687314779_20dee6e6e967c954c820d77e01f6057b.jpg

Năm 2012 - 2013 là giai đoạn bệnh nặng nhất, bệnh viện đã mấy lần trả về. Bác sỹ chẩn đoán chị bị bạch cầu cấp dòng tụy, phải hóa trị và thay tụy, nhưng cơ thể bị kháng thuốc, lúc đó chị và gia đình như rơi vào vực sâu tuyệt vọng.

Để có tiền điều trị, gia đình chị Thắm phải chạy vạy khắp nơi, nhà có cái gì là bán hết, công việc của hai vợ chồng dang dở nên thu nhập cũng bấp bênh, nợ cũ chưa trả đã sinh nợ mới. Không muốn chồng con thêm phần lo lắng, chị Thắm luôn giấu nhẹm những lúc đau đớn, mệt mỏi sau mỗi lần hóa trị.

Năm 2014, may mắn đã mỉm cười với gia đình chị, sau rất nhiều nỗ lực của các bác sỹ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cùng với những nguồn lực cuối cùng có thể huy động để điều trị thì sức khỏe của chị Thắm ổn định trở lại.

“Cái chết tôi cũng đương đầu rồi thì chẳng có gì khiến bản thân sợ hãi hơn nữa. Giờ tôi phải sống thật lạc quan, vô tư để cùng chồng làm việc trả nợ, đồng hành với những bệnh nhân khó khăn trên hành trình giành lấy sự sống”, chị Thắm tâm sự.

Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương từ lâu đã trở thành ngôi nhà thứ hai của những bệnh nhân mắc các bệnh về máu như chị Thắm. Để có được nhiều tấm lòng, chị Thắm đã thành lập nhóm thiện nguyện Trái tim hồng, với mong muốn giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, hy vọng họ có thêm một cơ hội để sống.

Xuất phát từ tấm lòng “lá lành đùm lá rách”, công việc thiện nguyện của nhóm Trái tim hồng chị Thắm từ hoạt động tự phát thì giờ đây đã hoạt động định kỳ, có tới hơn 200 thành viên đủ lứa tuổi, đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Chị Thắm và nhóm thiện nguyện vẫn cố gắng giúp đỡ những bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, khi là quà sáng, khi lại bữa cơm trưa, dù ít nhưng đó là cách để động viên cho cả chị và những người được giúp đỡ vơi đi một phần gánh nặng.

Giờ đây, một nhánh thiện nguyện Trái tim hồng đã theo chị Thắm lan tỏa đến Lào Cai. Sau mỗi lần điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, trở về Lào Cai, chị Thắm kêu gọi các thành viên hỗ trợ, giúp đỡ 200 trăm suất cơm, cháo, sữa/tuần cho các bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh và 60 - 70 suất cơm/tuần cho bệnh nhân xóm chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ngoài ra, vào dịp tết Trung thu, khi mùa đông đến, chị Thắm cùng các thành viên nhóm thiện nguyện mang bánh kẹo, quần áo, chăn, giày đến cho học sinh ở các xã nghèo như Nậm Chạc (Bát Xát), Nậm Chày, Nậm Xây, Nậm Xé (Văn Bàn)… Hơn chục năm làm thiện nguyện, người phụ nữ từng chạm mặt với cửa tử ấy giờ đây luôn lạc quan với những việc đã và đang làm để giúp đỡ những hoàn cảnh như mình…

Chị Nhài, chị Thơm, chị Thắm chỉ là 3 trong rất nhiều trái tim tràn đầy nhiệt huyết với công việc thiện nguyện. Họ đang miệt mài trả ơn cuộc đời bằng những việc thiện. Những công việc họ đang làm sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người khác bước tiếp trên hành trình thiện nguyện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw