Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Show thời trang lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống

Show thời trang lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống

Trong không khí rộn ràng đón xuân, tại Bản Mây (sân ga Cáp treo Fansipan - thị xã Sa Pa), show diễn đặc biệt mang tên “Hỷ sắc Lạc Hồng” đã dẫn dắt khán giả bước vào từng nghi thức lễ cưới linh thiêng và giàu cảm xúc của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam.

show-thoi-trangtai-hien-hinh-anh-dam-cuoi-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-namzip-1.png

Show thời trang “Hỷ sắc Lạc Hồng” là sự kiện văn hóa đặc sắc do Công ty Cổ phần Thời trang thổ cẩm Bigally phối hợp với các đơn vị tổ chức, nhằm tái hiện hình ảnh đám cưới truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam qua những bộ sưu tập thời trang thổ cẩm độc đáo.

show-thoi-trangtai-hien-hinh-anh-dam-cuoi-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-namzip-2.png

Trong show diễn, Nguyễn Ngọc Kiều Duy - Hoa hậu Quốc gia Việt Nam năm 2024 hóa thân thành nàng dâu Mường đầy duyên dáng và thanh khiết. Khoác lên mình bộ trang phục truyền thống gồm khăn thắt đầu trắng, áo Pắn, và váy nhung đen, Kiều Duy mang đến hình ảnh một người con gái Mường e lệ nhưng không kém phần tự tin, kiêu hãnh. Những bước chân uyển chuyển cùng thần thái cuốn hút của cô khiến khán giả như lạc vào không gian văn hóa ngập tràn sắc màu. Sánh bước bên nàng dâu xinh đẹp là chú rể Mường, hiện thân của sự điềm đạm và mạnh mẽ. Bộ trang phục cưới truyền thống thổ cẩm của chú rể với những họa tiết đặc trưng không chỉ mang ý nghĩa trường tồn mà còn khắc họa trách nhiệm lớn lao trong hành trình vun đắp hạnh phúc gia đình.

show-thoi-trangtai-hien-hinh-anh-dam-cuoi-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-nam.png

Nối tiếp là sự xuất hiện của Á hậu 1 Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024 - Lê Phan Hạnh Nguyên. Xuất hiện giữa ánh sáng lung linh của sân khấu, Hạnh Nguyên khoác trên mình bộ trang phục cưới thổ cẩm truyền thống. Những họa tiết thêu tay tỉ mỉ, đậm chất nghệ thuật, không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đức hạnh của nàng hậu mà còn tái hiện thật đẹp hình ảnh người phụ nữ Thái - thanh tao, thuần khiết nhưng không kém phần kiêu sa. Từ phía bên kia sân khấu, chú rể Việt Đức xuất hiện đầy mạnh mẽ. Từng bước đi đầy tự tin, vững chãi, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp nam thanh nữ tú của các cặp đôi trong lễ cưới truyền thống Tây Bắc.

show-thoi-trangtai-hien-hinh-anh-dam-cuoi-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-namzip-4.png

Đó là 2 trong số nhiều cặp đôi xuất hiện lung linh trong show diễn thời trang “Hỷ sắc Lạc Hồng”. Đây là show diễn thời trang và nghệ thuật do Công ty Cổ phần Thời trang thổ cẩm Bigally phối hợp với các đơn vị tổ chức, nhằm tái hiện hình ảnh đám cưới truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam, với bộ sưu tập thời trang thổ cẩm dân tộc bản địa. Sự kiện không chỉ là cơ hội để khám phá bản sắc văn hóa độc đáo mà còn là lời giao hòa tình yêu trên nền cảnh sắc núi rừng Sa Pa hùng vĩ, thơ mộng.

show-thoi-trangtai-hien-hinh-anh-dam-cuoi-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-namzip-5.png

Ngoài ra, show diễn còn có sự xuất hiện của các hoa hậu, á hậu, nam vương và những gương mặt sáng trong làng mẫu Việt như: Hoàng Thùy, Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Võ Lê Quế Anh, Lê Phan Hạnh Nguyên, Bùi Xuân Hạnh, Trung Nguyên, Tuấn Ngọc, Minh Toại, Kiều Duy… Họ đã đưa khán giả hòa mình vào không gian văn hóa sống động, nơi thiên nhiên, con người và truyền thống giao thoa trọn vẹn. “Hỷ Sắc Lạc Hồng” không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc bản địa.

Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của vùng núi Tây Bắc, sân khấu “Hỷ sắc Lạc Hồng” là bức tranh văn hóa đa sắc, nơi từng chi tiết được chăm chút để hòa quyện với thiên nhiên.

show-thoi-trangtai-hien-hinh-anh-dam-cuoi-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-nam-3389.png

“Hỷ sắc Lạc Hồng” đã mang đến cho khán giả những trải nghiệm độc đáo khi các bộ sưu tập được trình diễn bởi những hoa hậu, á hậu, nam vương và những người mẫu tài năng, cùng sự dàn dựng công phu và sáng tạo. Từng bộ trang phục đã kể một câu chuyện riêng, mang đậm bản sắc vùng cao, khơi gợi niềm tự hào dân tộc và tôn vinh giá trị truyền thống trong bối cảnh hiện đại.

show-thoi-trangtai-hien-hinh-anh-dam-cuoi-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-namzip-7.png

Bà Trần Thị Bích Ngọc - Giám đốc Công ty Cổ phần Thời trang thổ cẩm Bigally cho biết: Đây là bộ sưu tập thổ cẩm đầu tiên của tôi thực hiện trình diễn tại Lào Cai. Đã nhiều năm tìm hiểu về đời sống của bà con Lào Cai, tôi đặc biệt dành sự yêu thương cho phụ nữ các dân tộc. Tôi mong muốn có thể giới thiệu sản phẩm thổ cẩm truyền thống của họ tới công chúng, tạo việc làm và thu nhập để nâng cao đời sống cho chị em nơi đây.

show-thoi-trangtai-hien-hinh-anh-dam-cuoi-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-namzip-8.png

Các bộ trang phục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được trình diễn bởi những người đẹp đã mang đến cho khán giả những trải nghiệm khó quên. Show diễn mong muốn góp phần bảo tồn và lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống, chương trình không chỉ là một buổi trình diễn nghệ thuật mà còn là hành trình khám phá đầy cảm xúc về di sản văn hóa Việt.

* Bài có sử dụng ảnh của Thời trang thổ cẩm Bigally

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Dệt" bức tranh văn hóa xứ Mường

"Dệt" bức tranh văn hóa xứ Mường

Ở vùng cao Mường Khương có 14 nhóm, ngành dân tộc cùng sinh sống và sở hữu những giá trị văn hóa độc đáo. Vào mỗi dịp tết đến, xuân về, khi đất trời giao hòa, cây cối đâm chồi, nảy lộc thì nét đẹp văn hóa ấy lại càng có dịp bộc lộ và tô điểm cho mùa xuân xứ Mường thêm rực rỡ, sinh động những sắc màu.

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 sẽ khai mạc vào ngày 7/2

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 sẽ khai mạc vào ngày 7/2

Với chủ đề “Hoa Đào Xứ Lạng - toả sắc muôn phương”, Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17/1/2025 đến 26/2/2025 (tức từ 18 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 29 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Người "giữ lửa" để vang mãi điệu khèn trên vùng cao Tả Phìn

Người "giữ lửa" để vang mãi điệu khèn trên vùng cao Tả Phìn

Ở thôn Tả Phìn, xã Dền Thàng, huyện Bát Xát, Nghệ nhân dân gian Sùng A Hòa được biết đến là người thổi khèn hay, múa khèn đẹp và là người luôn sẵn sàng truyền dạy những điệu khèn cho các chàng trai người Mông, bởi anh am hiểu nét văn hóa truyền thống, gắn bó với cuộc sống hằng ngày của đồng bào quê anh.

Tinh hoa làng nghề hội tụ

Tinh hoa làng nghề hội tụ

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.

Đưa nghệ thuật thị giác Việt Nam vươn xa

Đưa nghệ thuật thị giác Việt Nam vươn xa

Từ những dấu ấn sơ khai trên trống đồng Đông Sơn đến những dự án đương đại, nghệ thuật thị giác (visual art) đã khẳng định sức sống mãnh liệt trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Hòa mình vào làn sóng toàn cầu hóa sau đổi mới, nghệ thuật thị giác mở ra nhiều cơ hội song hành cùng những thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ cộng đồng nghệ sĩ để tiếp tục vươn xa, ghi dấu trên bản đồ nghệ thuật quốc tế.

Đầu tư nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hóa

Đầu tư nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hóa

Sau hơn bảy năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP của cả nước.

Gìn giữ, lan tỏa văn hóa của người Mông tới cộng đồng

Gìn giữ, lan tỏa văn hóa của người Mông tới cộng đồng

Người Mông là dân tộc yêu thích âm nhạc. Âm nhạc dân gian của họ độc đáo và giàu bản sắc, khó lẫn với âm nhạc dân tộc khác. Nhóm nghệ thuật Hmong Culture do các bạn trẻ thành lập từ tình yêu với văn hóa Mông và họ đã kiên trì nghiên cứu, bảo tồn, gìn giữ và lan tỏa tới cộng đồng.

Quảng bá hình ảnh đất nước qua truyền thông di sản

Quảng bá hình ảnh đất nước qua truyền thông di sản

Quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các hoạt động truyền thông di sản văn hóa cần phải có tính độc đáo và mang bản sắc riêng. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, di sản văn hóa mỗi quốc gia đều là độc nhất, không giống với bất cứ nơi nào trên thế giới.

Lan tỏa niềm đam mê đọc sách

Lan tỏa niềm đam mê đọc sách

Đọc sách không chỉ để mở rộng kiến thức mà còn là niềm đam mê từ nhỏ của cô học trò người Mông Má Thị Dinh, lớp 6B Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hầu Thào (thị xã Sa Pa). Từ niềm đam mê đó, Má Thị Dinh tích cực “truyền lửa” văn hóa đọc đến các bạn học sinh vùng cao.

fb yt zl tw