Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Nơi hòa nhịp những trái tim yêu thơ

Nơi hòa nhịp những trái tim yêu thơ

Đối với các thành viên Câu lạc bộ Thơ ca người cao tuổi phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai), việc được tham gia sinh hoạt cùng những người chung sở thích và giao lưu, chia sẻ, hòa nhịp những trái tim yêu thơ giúp tâm hồn họ như trẻ lại, thêm niềm vui trong cuộc sống.

Câu lạc bộ Thơ ca người cao tuổi phường Cốc Lếu được thành lập năm 2009, gồm 11 thành viên. Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay, câu lạc bộ vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn với 14 thành viên. Hầu hết họ là những người ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn luôn tràn đầy nhiệt huyết, đam mê gieo vần, đặt tứ trên những trang thơ.

tho (7).jpg

Bà Chu Thị Minh (71 tuổi), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ ca người cao tuổi phường Cốc Lếu tâm sự: Trong câu lạc bộ, người ít tuổi nhất cũng đã 62, người cao tuổi nhất đã 90. Điểm chung của chúng tôi là yêu thơ nên ngoài lịch sinh hoạt định kỳ của câu lạc bộ mỗi tháng 1 lần thì mỗi nhóm thành viên ở gần nhau thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ những ý tưởng hoặc bài thơ mới viết. Đối với những người cao tuổi như chúng tôi, việc tìm được niềm vui chung để giãi bày tâm tư là điều rất tuyệt vời.

tho (2).jpg

Theo bà Minh, hầu hết người cao tuổi tìm đến thơ để gửi gắm tiếng lòng, động viên bản thân sống vui, sống khỏe, góp tiếng nói của người cao tuổi với sự đổi thay, phát triển của quê hương, đất nước, vì vậy đề tài trong các sáng tác thơ ca người cao tuổi thường rất phong phú. Đó có thể là cảm xúc trong một buổi gặp mặt đông đủ con, cháu trong gia đình, cũng có thể là một lần gặp lại người bạn cũ, hoặc những xúc cảm trước cảnh sắc quê hương, đất nước trên lộ trình đổi mới, hội nhập, phát triển.

Bà cho biết, không phải tất cả thành viên trong Câu lạc bộ Thơ ca người cao tuổi phường Cốc Lếu đều là cán bộ hưu trí, mà nhiều cụ trong số đó thời trẻ là lao động tự do, có người chưa học hết phổ thông vì gia cảnh nghèo khó nhưng họ lại là những người có tâm hồn yêu thơ, muốn bày tỏ cảm xúc qua những câu chữ, vần thơ.

tho (3).jpg

Có thể kể đến trong số đó là bà Nguyễn Thị Việt Hải - một trong những “cây bút khỏe” của Câu lạc bộ Thơ ca người cao tuổi phường Cốc Lếu. Yêu thơ từ khi còn trẻ nhưng trước đây cuộc sống lao động vất vả nên bà Hải ít có thời gian dành cho niềm yêu thích riêng. Kể từ khi tham gia Câu lạc bộ Thơ ca người cao tuổi phường Cốc Lếu, niềm yêu thơ của bà được khơi dậy, thôi thúc khiến những vần thơ được dịp tuôn trào. Đến nay, khi đã ngoài 70 tuổi, bà Hải đã viết được hàng trăm bài thơ, với 4 tập thơ được xuất bản.

Bà Hải tâm sự: Thơ của tôi là những trải nghiệm thực tế, những kỷ niệm vui buồn trong cuộc sống. Trong thơ của tôi thường có con người, cảnh vật, con vật thân quen, có dòng sông, dòng suối hoặc nương ngô, ruộng lúa, đôi khi là những cảm xúc khi chứng kiến sự thay đổi của thiên nhiên, đất trời lúc giao mùa... Tôi sáng tác thơ là để bày tỏ cảm xúc của mình, để tặng mọi người và cũng là tạo niềm vui cho chính mình.

Nơi hòa nhịp những trái tim yêu thơ.jpg

Tính đến nay, các thành viên trong câu lạc bộ đã sáng tác được 13 tập thơ, với hơn 1.500 bài thơ. 4/14 thành viên câu lạc bộ là hội viên Chi hội Thơ của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh. Các hội viên luôn đoàn kết, gắn bó, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm sáng tác thơ, tâm giao với nhau những vui buồn, chiêm nghiệm trong cuộc sống thông qua những tác phẩm thơ.

“Chúng tôi tham gia câu lạc bộ với tinh thần hào hứng, tích cực. Ngoài các đề tài tự nhiên theo cảm xúc, chúng tôi cũng sáng tác theo chủ đề, chủ điểm mà Ban Chủ nhiệm định hướng và gửi đăng ở một số báo, tạp chí trung ương và địa phương. Chúng tôi làm thơ chủ yếu để thỏa tâm tư, rèn trí óc, tránh bệnh tuổi già và để cuộc sống vui tươi hơn”, bà Hoàng Thị Mơ, Câu lạc bộ Thơ ca người cao tuổi phường Cốc Lếu tâm sự.

tho (5).jpg

Những bài thơ của người cao tuổi thường mộc mạc, tự nhiên, không quá trau chuốt về ngôn từ hoặc nặng nề về tính nghệ thuật, mà tất cả đều chân thành, là minh chứng phương châm sống vui, sống khỏe cả về thể chất lẫn tâm hồn.

Với bề dày 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ Thơ ca người cao tuổi phường Cốc Lếu đã và đang trở thành sân chơi bổ ích, là nơi hòa nhịp những trái tim yêu thơ, nơi gửi gắm và cất lên tiếng lòng của hội viên câu lạc bộ nói riêng và người dân trên địa bàn nói chung về niềm tin, tình yêu trước sự đổi thay, phát triển từng ngày của quê hương, đất nước.

Trình bày: Khánh Ly

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw