Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Những người “gieo hạt giống” đoàn kết

Những người “gieo hạt giống” đoàn kết

Dù ở thôn, bản nào, trưởng ban công tác mặt trận cũng giữ vai trò quan trọng, được coi là người “gieo hạt giống” của khối đại đoàn kết các dân tộc.

2-8245.jpg

Vậy là đã tròn 2 tháng kể từ khi hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại nặng nề nhiều bản làng ở Lào Cai. Tại thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tuyến Tỉnh lộ 156 qua thôn vẫn ngổn ngang bùn đất, những vết sạt lở khổng lồ. Tại khu dân cư trung tâm thôn Ngải Trồ, nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn chỉ còn lại đống đổ nát, nhiều ngôi nhà bị lún nứt, hỏng nặng, không thể khắc phục được. Tranh thủ thời gian, chị Triệu Thị Mai, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Ngải Trồ đến thăm một số gia đình ở tạm trong lán ven đường.

5.png

Đến thăm gia đình ông Vàng Duần Phú, bà Tẩn San Mẩy vừa bị lũ cuốn trôi ngôi nhà gỗ, chị Mai hỏi kỹ gia đình cần gì nhất lúc này để bà con trong thôn chung tay hỗ trợ? Ông Vàng Duần Phú cho biết: Chiều 9/9/2024 mưa rất to, chị Mai cùng bí thư chi bộ, trưởng thôn đội mưa đến gia đình tôi và các hộ trong thôn vận động bà con khẩn trương di chuyển đến nơi an toàn, đề phòng lũ quét. Gia đình tôi chỉ kịp di chuyển 2 chiếc xe máy cùng 7 thành viên đến Điểm trường mầm non, tiểu học Ngải Trồ thì từ 19 giờ đến 22 giờ liên tục xảy ra các trận sạt lở đất, lũ to, khiến nhà ở bị vùi lấp hoàn toàn. Ngoài ra, 13 ngôi nhà khác dọc theo thung lũng Ngải Trồ cũng bị bùn lũ vùi lấp. Thật may mắn, bà con đã kịp thời di chuyển đến nơi an toàn trước khi lũ về.

6.png

Trận lũ lịch sử tối 9/9 tại thôn Ngải Trồ đã khiến 14 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 1 người đang ở lán trên nương bị chết do sạt lở đất, ngoài ra nhiều diện tích lúa, hoa màu, chè cổ thụ của bà con cũng bị thiệt hại. Mặc dù nhà mình bị lũ cuốn trôi một phần, nhưng chị Triệu Thị Mai vẫn dành nhiều thời gian thăm hỏi, động viên các gia đình bị mất nhà do mưa lũ; tuyên truyền, vận động bà con phát huy tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ lương thực, quần áo, chung tay dựng lều lán ở tạm trong khi chờ hỗ trợ làm lại nhà mới.

8.png

Thôn Ngải Trồ có 105 hộ, với 550 nhân khẩu đều là đồng bào dân tộc Dao. Là trưởng ban công tác mặt trận, những năm qua, chị Mai tích cực vận động Nhân dân mở rộng diện tích lúa Séng cù đặc sản, bảo tồn chè cổ thụ và trồng thêm chè Shan tuyết, giảm nghèo bền vững. Đến nay, thôn Ngải Trồ có trên 40 ha chè cổ thụ, 45 ha lúa Séng cù; Người dân trồng bắp cải, khoai tây vụ đông để nâng cao thu nhập.

Chị Mai bảo, khó khăn nhất là vận động bà con thay đổi tập quán ăn ở, vệ sinh môi trường. Nhưng cứ kiên trì vận động, giải thích, khi hiểu ra, bà con đều thực hiện tốt. Đến nay, 100% hộ đã có thùng phân loại rác; nhà tiêu, chuồng nuôi gia súc hợp vệ sinh. Trong thôn không có người tảo hôn, không sinh con thứ 3, không tệ nạn xã hội; không có người xuất - nhập cảnh trái phép. Đồng bào Dao đỏ ở Ngải Trồ ít khi xảy ra mâu thuẫn lớn, vụ việc nhỏ thường được hòa giải ngay tại thôn. Năm 2024, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 96%.

2-9680.jpg

Xã biên giới Bản Phiệt là địa phương còn nhiều khó khăn của huyện Bảo Thắng. Trong đó, thôn Nậm Sưu đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhờ đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt khó, người dân Nậm Sưu đã xây dựng cuộc sống ấm no.

Vào Nậm Sưu giữa tháng 11, tôi nhận ra tuyến đường bê tông được mở rộng từ 3 m lên gần 7 m. Mặc dù đã hẹn trước, nhưng tôi không nhận ra người đàn ông trung tuổi mặc tấm áo cũ bám đầy bụi đất đang bận rộn xây lại tường rào ngay bên đường chính là ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn.

9.png

Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, ông Lâm cười bảo: Bà con hiến đất làm đường, tự nguyện tháo dỡ hàng rào để đường rộng hơn, thì tôi bỏ vài ngày công xây lại tường cho bà con cũng không đáng gì. Thì ra, trước đây người dân Nậm Sưu đã góp nhiều công sức đổ bê tông tuyến đường vào thôn rộng 3 m, nhưng đến nay phải mở rộng để ô tô, xe máy đi lại dễ dàng.

Để bà con đồng thuận, ông Lâm tự nguyện hiến gần 200 m2 đất vườn để mở rộng đoạn đường qua nhà mình. Những cán bộ thôn như ông Hoàng Khái Lìn, Bí thư chi bộ hiến 105 m2 đất; chị Đặng Thị Thủy, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn hiến trên 400 m2 đất… Từ đó, 41 hộ dân có đường đi qua đều đồng thuận, hiến hơn 4.000 m2 đất để mở rộng đường. Một số hộ còn tự nguyện tháo dỡ hàng rào, bếp ăn, chuồng gia súc như chị Vàng Thị Thu, ông Đặng Văn Quyết, Lý Seo Cở, Lý Văn Định…

10.png

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lâm chia sẻ: Thôn Nậm Sưu có 173 hộ dân, trên 700 nhân khẩu, với 5 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là người Dao, người Mông, còn lại là người Kinh, Tày, Nùng. Để bà con nghe và làm theo, mình phải gương mẫu, nói được, làm được. Tuy thôn có nhiều thành phần dân tộc nhưng bà con luôn đoàn kết, góp sức, góp tiền làm đường bê tông, kết nối với thôn Nậm Sò, xây nhà văn hóa, xây cầu qua suối Tà Lạt, làm 3 tuyến đường điện dọc thôn… Bà con cũng tích cực phát triển kinh tế với trên 30 ha dứa, 250 ha quế. Năm 2024, thôn giảm được 16 hộ nghèo, chỉ còn 5 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo.

Là trưởng ban công tác mặt trận thôn, ông Lâm quan tâm tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh trong đồng bào dân tộc thiểu số. “Năm trước, trong thôn có 1 cháu gái người Dao mới 13 tuổi đã có ý định lấy chồng. Tôi cùng với trưởng thôn, bí thư chi bộ và các đoàn thể đến nhà giải thích, vận động, nên gia đình đã đồng ý khi nào các cháu đủ tuổi mới được kết hôn, tổ chức đám cưới. Năm nay trong thôn không có tảo hôn. Cuối tuần qua, thôn có mấy đám cưới ở xóm người Mông, người Dao vui lắm, tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm, nhưng vẫn đậm đà bản sắc. Ai đã uống rượu bia thì không lái xe để đảm bảo an toàn giao thông” - ông Lâm chia sẻ.

2-13.jpg

Khi thực hiện bài viết về những trưởng ban công tác mặt trận trên địa bàn tỉnh, chúng tôi không chỉ gặp chị Triệu Thị Mai, ông Nguyễn Văn Lâm mà còn có dịp trò chuyện với một số người đang gánh vác vai trò “hạt nhân” của khối đại đoàn kết các dân tộc ở các thôn, bản, tổ dân phố. Việc phát huy vai trò của trưởng ban công tác mặt trận sẽ góp phần gắn kết tình làng nghĩa xóm, xây dựng cuộc sống Nhân dân thêm ấm no, hạnh phúc.

11.png

Bà Phàng Thị Cở, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Bát Xát cho biết: Huyện Bát Xát có nhiều xã, thôn, bản vùng cao, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trưởng ban công tác mặt trận là người sống trong nhân dân, gần gũi, hiểu rõ phong tục, tập quán, tình hình Nhân dân nên trở thành “hạt nhân” đoàn kết của thôn, bản. Thôn nào có trưởng ban công tác mặt trận nhiệt tình, năng nổ thì ở đó phát huy tốt sức mạnh của toàn dân trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả.

4-6587.jpg

Vừa qua, nhiều địa phương của tỉnh chịu hậu quả nặng nề do mưa lũ gây ra. Trong hoàn cảnh đau thương, mất mát đó, nhiều trưởng ban công tác mặt trận đã không quản khó khăn tuyên truyền phòng, chống bão lũ, cứu trợ thiên tai, vận động bà con cùng đoàn kết, biến đau thương thành hành động để khắc phục hậu quả thiên tai. Gần dân, sát sao với dân, “cùng sống, cùng làm, cùng ăn, cùng ở với dân” nên trưởng ban công tác mặt trận thực sự là “cầu nối” liền mạch giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, là người “gieo hạt giống” đoàn kết, tập hợp Nhân dân, tạo nên sức mạnh cộng đồng, xây dựng và bảo vệ quê hương ngày càng giàu đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khí thế mới, quyết tâm cao

Ngày đầu làm việc của xã, phường mới: Khí thế mới, quyết tâm cao

Sau quá trình sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hôm nay (1/7) là buổi làm việc đầu tiên của đơn vị hành chính cấp xã mới. Tại các địa phương, tổ chức bộ máy được nhanh chóng kiện toàn, hoạt động hành chính vận hành thông suốt. Đội ngũ cán bộ, công chức thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng thích ứng để phục vụ người dân tốt nhất.

Hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 1/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Thường trực lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Các đồng chí: Giàng Thị Dung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Lý Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Ngày 1/7/2025 đánh dấu mốc son lịch sử trong hành trình phát triển của Lào Cai. Đó không chỉ là khoảnh khắc hai cái tên, hai vùng đất Yên Bái và Lào Cai hòa làm một, thành tỉnh Lào Cai mới, mà còn là ngày đầu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã) chính thức đi vào vận hành.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng, liệt sỹ

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng, liệt sỹ

Sáng 1/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử quốc gia Lễ đài Sân vận động Yên Bái và viếng các anh hùng, liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ trung tâm tỉnh.

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Hôm nay (ngày 1/7), cùng với cả nước, cán bộ và Nhân dân tỉnh Lào Cai vui mừng, phấn khởi trước sự kiện hợp nhất tỉnh, vận hành chính quyền 2 cấp... Phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận ý kiến của nhiều cán bộ, người dân trong tỉnh về sự kiện trọng thể này.

Hân hoan niềm tin

Hân hoan niềm tin

Sáng 30/6/2025, tại các địa phương trong tỉnh đã diễn ra lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... Đây là sự kiện chính trị quan trọng, phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận được không khí hân hoan, phấn khởi, tràn ngập niềm tin, sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. 

fb yt zl tw