Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Ngô không tạo hạt, nông dân Bảo Yên “đứng ngồi không yên”

Ngô không tạo hạt, nông dân Bảo Yên “đứng ngồi không yên”

Theo khung thời vụ, ít ngày nữa sẽ đến thời điểm thu hoạch ngô vụ xuân - hè của nông dân huyện Bảo Yên. Tuy nhiên, hiện tượng ngô bị cháy lá, không trổ cờ hoặc đã ra bắp nhưng không có hạt đang xảy ra tại các vùng trồng.

Vụ xuân - hè năm nay, huyện Bảo Yên trồng hơn 1.500 ha ngô. Thời điểm trồng chủ yếu vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 âm lịch. Mọi năm, thời điểm này, những trà trồng sớm, trà chính vụ, ngô đã xanh tốt, trổ bắp, nhưng năm nay, cờ ngô không trổ, râu mỏng, ngắn, nhiều cây bị cháy lá, xơ xác.

Đi dọc sông Hồng đến các thôn của xã Bảo Hà, chúng tôi tận mắt chứng kiến những bãi ngô lá đã ngả vàng, thân cây còi, bắp ngô nhỏ và không có hạt. Vụ ngô xuân - hè năm nay, Bảo Hà trồng 162 ha, chủ yếu là các giống ngô lai CP 511, 955, 339. Cũng như các địa phương khác trong huyện, người dân xã Bảo Hà làm đất, xuống giống từ cuối tháng 1, đầu tháng 2 âm lịch. Nếu được mùa như mọi năm, bà con sẽ thu gần 700 tấn ngô. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo dài nên nhiều diện tích ngô bị khô héo, bắp ngô không có hạt hoặc hạt thưa, lép.

4a.jpg

Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Chủ tịch UBND xã Bảo Hà cho biết: Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, thời gian vừa rồi, trên địa bàn xã Bảo Hà ít mưa, khô hạn kéo dài dẫn đến một số diện tích không chủ động nguồn nước khiến cây trồng sinh trưởng, phát triển kém. Thống kê sơ bộ đến thời điểm này, xã có 135,8 ha cây trồng bị thiệt hại do nắng nóng, trong đó cây ngô bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 91,4 ha.

Thôn 1 Tân Văn và thôn 2 Tân Văn, xã Kim Sơn nằm ven sông Hồng. Lâu nay, bãi bồi rộng hơn 20 ha là nơi sản xuất chính của bà con 2 thôn. Nhìn từ xa, ngô vẫn lên bạt ngàn, nhưng đến gần quan sát mới phát hiện ngô không trổ cờ, nếu đã trổ cờ thì khô héo.

1a.jpg

Bà Hoàng Thị Liên ở thôn 1 Tân Văn đưa chúng tôi ra thăm ruộng ngô rộng 0,4 ha của gia đình. Tất cả đều trong tình trạng ngô có đậu bắp, nhưng bắp bé và hầu hết không có hạt. Lấy tay bóc những bắp ngô không hạt trên cây, bà Liên lắc đầu ngao ngán: Vụ xuân - hè những năm trước, gia đình tôi trồng 0,2 ha ngô, thu được hơn 2 tấn ngô hạt, bán được gần 20 triệu đồng. Năm nay, tôi thuê thêm 0,2 ha đất của bà con trong thôn để mở rộng diện tích canh tác, nhưng giờ như thế này thì mất trắng. Không chỉ mất công, mất vốn đầu tư phân bón, giống, tiền thuê đất cũng không biết lấy đâu để trả cho bà con.

Bà Nguyễn Thị Toàn ở thôn 1 Tân Văn cũng xót xa nhìn ruộng ngô của gia đình mình, bà bộc bạch: Về giống và quy trình trồng, chăm sóc ngô, chúng tôi vẫn thực hiện như mọi năm. Năm trước, ngô cho năng suất tốt, khoảng 3 tạ ngô hạt/sào đất (360 m2). Năm nay, ngô không tạo hạt được là do trổ bắp vào đúng thời điểm nắng hạn kéo dài.

Vụ ngô xuân - hè năm 2023, 17 thôn của xã Kim Sơn đều trồng ngô với diện tích 225 ha. Theo thống kê sơ bộ của UBND xã, hiện có 88,7 ha ngô bị ảnh hưởng do nắng hạn giai đoạn trổ cờ phun râu, trong đó 11,7 ha bị thiệt hại trên 70%; hơn 77 ha bị thiệt hại từ 50% - 70%. Ông Nguyễn Văn Bưởi, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Kim Sơn cho biết: Xã đang rà soát, thống kê diện tích ngô bị thiệt hại để đề nghị huyện có phương án liên hệ với các đơn vị thu mua cây ngô của bà con làm thức ăn chăn nuôi gia súc, đồng thời có hỗ trợ người dân bị thiệt hại.

5a.jpg

Cũng theo ông Bưởi, lâu nay, người dân trên địa bàn trồng 2 vụ ngô là vụ xuân - hè và thu - đông, trong đó xuân - hè là vụ chính. Do đó, mất mùa vụ này, bà con gặp nhiều khó khăn trong việc tái đầu tư vụ mới và cung cấp lương thực cho chăn nuôi.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Yên, diện tích ngô vụ xuân - hè của địa phương là hơn 1.500 ha, trong đó có 298 ha bị ảnh hưởng, phần lớn thiệt hại trên 70%, tập trung tại xã Kim Sơn, xã Bảo Hà ở các bãi ven sông Hồng, nơi có nhiều đất cát không giữ được nước, khô nóng.

3a.jpg

Vừa qua, các ngành chức năng của huyện Bảo Yên đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn thành lập tổ công tác xuống cơ sở nắm tình hình, thống kê diện tích ngô bị thiệt hại do nắng nóng. Bà Nhữ Thị Tâm, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Yên cho biết: Ngành nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương thống kê diện tích ngô bị thiệt hại, đồng thời liên kết với các đơn vị thu mua ngô cây cho người dân. Phòng cũng sẽ đề xuất với huyện có chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại.

Thực trạng ngô mất mùa khiến người dân Bảo Yên đứng trước khó khăn. Hiện tại, dù đã mất mùa hạt, nhưng phần lớn thân cây vẫn xanh tươi, phù hợp làm thức ăn cho gia súc. Người dân mong các ngành chức năng sớm tìm được đầu mối thu mua thân cây ngô, giúp người dân thu được một phần vốn để bù chi phí đầu tư và tiếp tục gieo trồng vụ ngô thu - đông vào tháng 7 tới đây.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw