Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Không chỉ là "đặt thước, căng dây"

Không chỉ là "đặt thước, căng dây"

Xã Sín Chéng (huyện Si Ma Cai) có 900 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông và Nùng sinh sống ở 7 thôn. Xã vùng cao bình yên ấy đã từng phức tạp, mất đoàn kết, mâu thuẫn nhỏ nhưng lại kéo dài, khó hóa giải. Trước thực trạng này, cấp ủy đảng, chính quyền đã vào cuộc, triển khai công tác hòa giải ở cơ sở, như lời anh Vũ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã, giải pháp không đơn giản chỉ là “đặt thước, căng dây”.

20230804_082347_0000.jpg

“Đặt thước, căng dây” nghĩa là giải quyết tranh chấp giữa đôi bên dựa vào những văn bản, quy định. Vậy nhưng những ai gắn bó với cuộc sống vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều hiểu việc “mềm hóa” những quy chuẩn mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Chuyện giải quyết tranh chấp ở Sín Chéng là ví dụ sinh động cho sự linh hoạt của cấp ủy đảng, chính quyền, các thành viên tổ hòa giải địa phương.

900 hộ dân đã bao đời sinh sống ở Sín Chéng, cuộc sống của họ trôi qua bình yên với nghề làm nông, chăn nuôi, buôn bán nhỏ. Sinh hoạt hằng ngày khó tránh khỏi có lúc va chạm, cãi cọ, mâu thuẫn, nếu không được “hóa giải” có thể trở thành bạo lực dẫn đến khiếu kiện, phức tạp hơn có thể xảy ra vụ việc hình sự. Theo thống kê của UBND xã Sín Chéng, từ đầu năm đến nay, xã tiếp nhận giải quyết 30 vụ tranh chấp, chủ yếu tranh chấp liên quan đến nguồn nước nhưng hầu hết các vụ tranh chấp được giải quyết thỏa đáng, không để xảy ra tình trạng kiện cáo lên cấp cao hơn.

20230803_233140_0000.jpg

Dẫn chứng cụ thể cho vụ việc 10 năm tranh chấp nguồn nước giữa 2 gia đình Thào A Páo và Giàng A Dín, thôn Mào Sao Phìn vừa được hòa giải thành tháng 5 vừa qua, đồng chí Vàng A Vảng, Bí thư Đảng ủy xã Sín Chéng dẫn chúng tôi đến tận đầu nguồn nước nơi khởi phát mâu thuẫn âm ỉ giữa 2 gia đình. Từ trung tâm xã đến đầu nguồn nước thuộc thôn Mào Sao Phìn xa 3 km, phải đi bộ qua nương ngô, ruộng lúa, xuyên qua rừng sa nhân rồi ngược dòng suối lô nhô đá, hết quãng đường ấy là cửa hang chỉ chui lọt một người. Trong hang tối om, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cầm đèn pin rọi thẳng vào chỗ có tiếng nước chảy róc rách, một khe nước lớn luồn qua đá tưới tiêu cho ruộng nương của bản làng. Nhưng ở mạch nước này có rất nhiều ống nhựa đen của gia đình A Páo dẫn về ruộng nhà mình khiến nước đến ruộng gia đình A Dín nhỏ giọt, thế là tranh chấp, cãi cọ xảy ra. Bí thư Đảng ủy xã Vàng A Vảng kể: Nhiều khi chúng tôi nói vui với nhau rằng tất cả mâu thuẫn đều xuất phát từ cái ống nhựa màu đen kia!

Chuyện tưởng như rất nhỏ, nhiều lần tổ hòa giải thôn đứng ra giải quyết nhưng không thành công. Đến năm 2022, xã quyết định hỗ trợ 2 bao xi măng xây 1 bể nhỏ gồm 2 ngăn dẫn nước từ nguồn vào, 1 ngăn của gia đình A Páo, ngăn còn lại của gia đình A Dín, mọi chuyện mới yên ổn.

20230803_233449_0000.jpg

Đồng chí Vàng A Vảng cũng chia sẻ những vất vả, khó khăn khi chuyển vật liệu lên khu vực nguồn nước để xây chiếc bể 2 ngăn, đến khi xây xong, 2 gia đình bắt tay giảng hòa. Để hòa giải thành, các đồng chí trong cấp ủy đảng, chính quyền, cùng thành viên tổ hòa giải là đoàn thể, trưởng thôn, người có uy tín không biết bao nhiêu lần đến tận nhà 2 hộ dân tuyên truyền, vận động.

Một vụ tranh chấp nguồn nước khác cách đây nhiều năm giữa 2 hộ dân thuộc thôn Ngải Phóng Chồ được đồng chí Vũ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã nhớ lại. Đó là vụ tranh chấp nguồn nước giữa 2 gia đình anh Sùng A Páo và anh Tráng A Sáng kéo dài 8 năm, nhiều lần tưởng hòa giải thành nhưng rồi lại đâu vào đó. Cách đây 2 năm, nhờ tổ hòa giải tuyên truyền về ý nghĩa tài nguyên nước, đây là sở hữu chung, trách nhiệm chia sẻ nguồn nước giữa các hộ, anh Sùng A Páo và anh Tráng A Sáng đã bắt tay giảng hòa, thậm chí dự định tổ chức bữa cơm thân mật nhưng không hiểu vì lý do gì hoặc vì cái tôi quá lớn, đôi bên tiếp tục mâu thuẫn. Tổ hòa giải đang tìm cách gỡ nút thắt giữa 2 gia đình. Sín Chéng có địa hình bị chia cắt, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nguồn nước lại không phong phú, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp giữa các hộ dân.

20230803_234501_0000.jpg

Đến nay, tất cả 7 thôn của xã Sín Chéng đã có tổ hòa giải, thành viên hầu hết là người đang hoạt động trong các tổ chức đoàn thể của thôn, có khả năng vận động, thuyết phục người dân, am hiểu pháp luật, phong tục, tập quán trong cộng đồng dân cư. Cách làm sáng tạo của cấp ủy đảng, chính quyền xã Sín Chéng trong giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp tại cơ sở là coi trọng việc giải quyết từ thôn và vụ việc nào phức tạp mới đưa lên xã, khi đó cấp ủy đảng, chính quyền sẽ đề nghị các hòa giải viên tới nhà văn hóa thôn nghe ý kiến của các bên. Từ năm 2020, xã Sín Chéng tăng cường thành lập tổ an ninh cơ sở, tổ tự quản, dòng họ tự quản, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện từ cơ sở.

20230804_000558_0000.jpg

Đồng chí Vũ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Sín Chéng cho biết: Cấp ủy đảng, chính quyền xã đặc biệt quan tâm đến công tác hòa giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp nguồn nước xảy ra nhiều năm qua. Ở đâu công tác hòa giải càng linh hoạt, mềm mỏng, sáng tạo thì ở đó tỷ lệ hòa giải thành càng cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Ngải Thầu tiếng Mông nghĩa là “mũi đá”, trước đây là một xã độc lập nhưng hiện nay đã được sáp nhập vào xã A Lù, huyện Bát Xát. Ở mảnh đất biên giới cheo leo trên sườn núi ấy, ông Sùng A Siềng (dân tộc Mông) là đại biểu HĐND xã A Lù, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Chải 1 đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tích cực tuyên truyền di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm và hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai sau cơn bão số 3.

Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Tôi đã ấp ủ bài viết về bà sau cuộc gặp ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên) - nơi vừa chịu bao đau thương do cơn lũ lịch sử gây ra. Người đàn bà ở tuổi 55, dáng người nhỏ bé, quần xắn móng lợn, lúc nào cũng tất tả ngược xuôi nơi “tâm lũ” Làng Nủ. Suốt 20 năm làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Làng Nủ, 20 năm làm đại biểu HĐND xã Phúc Khánh, bà Trần Hoài Thu luôn được bà con quý trọng, mến yêu. Trong cơn lũ lịch sử vừa qua, người đại biểu ấy không một ngày ngơi nghỉ vì đồng bào vùng lũ.

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Sáng 19/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và các xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San. Đây là cuộc tiếp xúc trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

fbytzltw