Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
 Đưa tín dụng chính sách đến gần hơn với người dân

Đưa tín dụng chính sách đến gần hơn với người dân

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã và đang mang lại kết quả quan trọng, ghi nhận tại thị xã Sa Pa và huyện Bắc Hà.

Tạo động lực, khơi dậy tinh thần thoát nghèo

Bắc Hà là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh với hơn 84,8% dân cư là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm hơn 52%. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã tác động mạnh đến phát triển kinh tế hộ gia đình và đời sống xã hội của người dân nơi đây.

Năm 2012, gia đình bà Trương Thị Trắm, dân tộc Dao ở thôn Cốc Lầu, xã Cốc Lầu được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn chính sách để đầu tư nuôi trâu sinh sản. Chỉ trong 3 năm đầu, trâu mẹ đã sinh được 2 nghé con, gia đình xuất bán và trả hết nợ vay, sau đó yên tâm chăm sóc, phát triển đàn lên gần 10 con. Mấy năm sau, bà tiếp tục vay vốn mở rộng đầu tư trồng rừng, mua máy xúc, xe ô tô tải làm dịch vụ. Đến nay, gia đình bà có cơ ngơi khang trang, nguồn thu ổn định, trở thành hộ có kinh tế khá.

Thái Niên Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững.jpg

Bà Trắm tâm sự: Được tiếp cận và vay vốn tín dụng ưu đãi từ năm 2012, đến nay, gia đình đã được vay qua 4 chương trình, tổng số vốn vay đã trả gần 300 triệu đồng. Từ hộ nghèo, gia đình tôi đã vươn lên cận nghèo và đến nay trở thành hộ khá trong thôn.

Thực hiện Chỉ thị số 40, huyện Bắc Hà nhận thức rõ vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương. Việc mỗi xã bố trí 1 điểm giao dịch để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi, huy động tiền gửi tiết kiệm đã tạo thuận lợi cho người dân. Hằng năm, huyện ưu tiên dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để ngày càng có nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn.

Ông Giang Phi Tiến, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho biết: Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp hơn 3.000 hộ ở Bắc Hà thoát nghèo. “Đối với địa phương còn nhiều khó khăn như Bắc Hà, nguồn vốn tín dụng ưu đãi trở thành “điểm tựa” vững chắc, thiết thực giúp hộ nghèo, hộ chính sách đầu tư cho sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Đồng vốn cũng tạo cơ hội, động lực cho người nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thay đổi nhận thức, tự lực vươn lên thoát nghèo, xóa dần tính trông chờ, ỷ lại của người dân vùng cao vào trợ cấp của Nhà nước” - ông Tiến nói.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bắc Hà đang triển khai 17 chương trình tín dụng, tổng dư nợ gần 480 tỷ đồng, với hơn 6.700 khách hàng đang vay vốn (tăng 270 tỷ đồng so với đầu năm 2014), dư nợ bình quân tăng lên 71,3 triệu đồng/khách hàng (tăng 43,7 triệu đồng/khách so với năm 2014).

Thay đổi tư duy, mở rộng sản xuất

Sáng sớm, Hợp tác xã Cộng đồng Dao đỏ, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã nhộn nhịp bởi xã viên đến nổi lửa đun lá thuốc, chế nước tắm sẵn sàng đón khách du lịch. Bài thuốc tắm giúp hồi phục sức khỏe của người Dao đỏ nay đã được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh biết đến như một trải nghiệm thú vị, mang lại thu nhập cho người dân ở Tả Phìn. Bà Tẩn Tả Mẩy, Giám đốc Hợp tác xã Cộng đồng Dao đỏ cho biết: Được tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số tiền 500 triệu đồng/10 thành viên, hợp tác xã đã mở rộng vùng nguyên luyện, đầu tư xây dựng phòng tắm, nhà đón khách và trưng bày sản phẩm, mua thêm 1 nồi đun thuốc dung tích 1.300 lít.

1.jpg

Từ khi quy mô thương mại dịch vụ được mở rộng, hợp tác xã đón trung bình 30 lượt khách/ngày, cao điểm đạt 100 khách, cho doanh thu từ 3 triệu - 10 triệu đồng/ngày. Hợp tác xã còn sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm dược liệu đóng chai như nước tắm cho phụ nữ sau sinh, nước tắm trẻ em, nước ngâm chân, túi lọc ngâm chân khô, tinh dầu chùa dù, xà phòng thảo dược... doanh thu đạt hơn 4 tỷ đồng/năm.

Là địa phương còn nhiều khó khăn bởi địa hình chia cắt, thường xuyên phải gánh chịu những hậu quả do thiên tai gây ra, do vậy, cấp ủy đảng, chính quyền thị xã Sa Pa xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của tín dụng chính sách trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Hằng năm, cùng nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách của Trung ương, của tỉnh, thị xã đã cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

2.jpg

Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn thị xã đạt hơn 492 tỷ đồng, trong đó hơn 27,3 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách địa phương. Tổng dư nợ đạt hơn 490,8 tỷ đồng (tăng 361 tỷ đồng so với năm 2014), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đạt trên 276%; trong 10 năm đã giúp 41.250 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với 15 chương trình cho vay tín dụng chính sách xã hội.

Đáng chú ý là dư nợ cho vay giải quyết việc làm đạt hơn 107 tỷ đồng (chiếm hơn 22% tổng dư nợ), với hơn 1.300 khách hàng vay vốn; dư nợ cho vay hộ cận nghèo, mới thoát nghèo đạt gần 80 tỷ đồng, với hơn 1.200 hộ được vay vốn; hơn 1.600 hộ sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn được vay vốn để thực hiện phương án kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Ông Bùi Ngọc Quang, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Sa Pa cho biết: Hoạt động tín dụng chính sách xã hội không những tạo điều kiện về vốn, mà còn giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách thay đổi nhận thức, tư duy về kinh tế, từ việc quen được Nhà nước trợ cấp, cho không, đến nay nhiều hộ đã chủ động vay vốn để phát triển kinh tế gia đình.

Hằng năm, vốn tín dụng chính sách xã hội góp phần tạo việc làm mới cho hơn 1.330 lao động, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 121 triệu đồng/năm, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 7,7%; các nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm tiềm năng của thị xã được quan tâm thực hiện...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai có chiều dài khoảng 49,47 km. Hầu hết các vị trí đi qua đều nằm trên đồi núi cao, địa bàn thi công khó khăn, trong khi thời gian thi công rất gấp. Tuy nhiên, với quyết tâm đưa dự án về đích đúng kế hoạch, Ban Quản lý dự án Điện 1 đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương và nhà thầu mở đường công vụ, dồn lực thi công.

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB đánh giá Dự án GMS 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB đánh giá Dự án GMS 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa

Sáng 14/5, UBND tỉnh Lào Cai đã làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do ông Marc Perez Casas - Chuyên gia Phát triển đô thị làm trưởng đoàn để đánh giá hoàn thành Dự án Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa.

fb yt zl tw