Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Để Giáo dục công dân không còn là môn phụ

Để Giáo dục công dân không còn là môn phụ

Giáo dục công dân từng được cho là khô khan và “không quan trọng” trong chương trình học. Song từ năm học 2014 - 2015, bộ môn này được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi và năm 2017 được chính thức đưa vào là một môn thi dưới dạng tổ hợp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì quan điểm về môn học này cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên cũng đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải đổi mới cho phù hợp với chương trình hiện hành.

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Giáo dục công dân là môn học bắt buộc ở cấp học THCS và là môn tự chọn cấp THPT. Ở cấp THCS, Giáo dục công dân chủ yếu dạy cho học sinh những kiến thức về đạo đức, pháp luật cơ bản, thiết thực để góp phần hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức, như siêng năng, kiên trì, tiết kiệm, lễ độ, biết ơn, đoàn kết, khoan dung, tôn trọng kỷ luật, pháp luật, tự trọng, tự tin, yêu thương con người... Đồng thời giúp học sinh biết đánh giá được các hành vi của bản thân và mọi người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong hoạt động và giao tiếp hằng ngày.

Đối với cấp THPT, môn Giáo dục công dân được đổi thành Giáo dục kinh tế và pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật được lồng ghép với nội dung giáo dục đạo đức và kỹ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Chương trình môn Giáo dục công dân là chương trình mở, không quy định nội dung dạy học cụ thể của từng chủ đề, vì thế, giáo viên được chủ động, sáng tạo trong quá trình giảng dạy.

Để môn học nhận được sự hưởng ứng của học sinh, tôi luôn tìm cách đổi mới phương pháp dạy. Với đặc thù giảng dạy tại trường học vùng cao với 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, tôi phải vận dụng những câu chuyện thực tế gần gũi với đời sống, những dẫn chứng cụ thể mang tính thời sự, tạo cơ hội để học sinh được bày tỏ quan điểm cá nhân. Ví dụ như dạy về Luật Hôn nhân và Gia đình, tôi phải dẫn chứng bằng câu chuyện về tảo hôn, bạo lực gia đình; dạy về giá cả, tôi sẽ sưu tầm các clip về một phiên chợ để các em thấy được giá cả các mặt hàng quen thuộc như trái cây, rau củ… sẽ biến động như thế nào theo mùa vụ, cung cầu, dịch bệnh. Từ đó, các em dễ hình dung, có sự quan sát, đánh giá, rút ra các kiến thức từ những trải nghiệm đó.

Cô Đoàn Ngọc Bích, giáo viên Trường THCS Hàm Rồng, thị xã Sa Pa.

Tiết học Giáo dục kinh tế và pháp luật do thầy giáo Nguyễn Hoàng Kiên, Trường THPT số 2 thành phố Lào Cai đứng lớp lúc nào cũng rôm rả và đầy ắp tiếng cười với nhiều hoạt động như trò chơi, tiểu phẩm, thuyết trình nhóm. Thầy Kiên còn khuyến khích học sinh tự quay, dựng các video tình huống hài hước hoặc xây dựng các kế hoạch kinh doanh như những “doanh nhân” thực thụ… giúp bài giảng trở nên sinh động hơn.

Ở khối THPT, Giáo dục kinh tế và pháp luật trở thành môn học giáo dục định hướng nghề nghiệp, nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa tuổi; mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau THPT của học sinh. Để môn học này không khô khan, nhàm chán, tôi phải tìm tòi, nghiên cứu phương pháp giảng dạy mới, thay đổi thiết kế bài giảng trên giấy thành những bài học trực tuyến sinh động. Phương pháp giảng dạy này cũng giúp các em phát huy tính chủ động và khả năng tự nghiên cứu, dần trở nên yêu thích môn học vốn nhiều kiến thức “khô khan” này. Nhờ vậy, 5 năm trở lại đây, nhà trường luôn có học sinh đạt giải cao môn Giáo dục kinh tế và pháp luật tại cuộc thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh.

Thầy Nguyễn Hoàng Kiên, giáo viên Trường THPT số 2 thành phố Lào Cai.

Vũ Ngọc Anh, lớp 12C1, Trường THPT số 2 thành phố Lào Cai chia sẻ: Thầy Kiên có phương pháp dạy rất lôi cuốn và hấp dẫn. Những hình ảnh sinh động cùng những câu hỏi tình huống đã giúp em hiểu bài nhanh và có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Đó là lý do em đăng ký tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Giáo dục kinh tế và pháp luật và giành giải Nhì cấp tỉnh năm học 2023 - 2024.

Mỗi môn học đều mang lại những giá trị nhất định, muốn học sinh yêu môn học của mình, thì chính giáo viên cần phải yêu nghề và thực sự tâm huyết, có trách nhiệm với môn học. Để nâng cao vị thế cho môn Giáo dục công dân đòi hỏi những nhà quản lý, giáo viên dạy bộ môn phải thay đổi tư duy, phương pháp giảng dạy để học sinh ngày càng yêu thích môn học làm người.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phòng truyền thống - “tiếp lửa” dạy tốt, học chăm

Phòng truyền thống - “tiếp lửa” dạy tốt, học chăm

Phòng truyền thống trong các trường học là nơi lưu giữ và trưng bày hình ảnh, tư liệu về lịch sử nhà trường ngay từ khi mới thành lập. Qua các buổi tham quan phòng truyền thống, mỗi học sinh sẽ có thêm động lực để phấn đấu, góp phần viết tiếp truyền thống vẻ vang của ngôi trường thân yêu.

Để học sinh có kỳ nghỉ Tết an toàn

Để học sinh có kỳ nghỉ Tết an toàn

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong dịp nghỉ Tết dài ngày, các trường học trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục và Ðào tạo về công tác đảm bảo an toàn cho học sinh.

“Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” - mô hình giáo dục truyền thống sáng tạo

“Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” - mô hình giáo dục truyền thống sáng tạo

Nhằm tạo một môi trường học tập sinh động và hiệu quả, khuyến khích sự tự học, tự nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh một cách gần gũi, thực tế, đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (thành phố Lào Cai) đã xây dựng mô hình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”.

Bỏ thi tuyển sinh THCS liệu có đảm bảo được chất lượng?

Bỏ thi tuyển sinh THCS liệu có đảm bảo được chất lượng?

Từ năm 2025, các trường THCS phải xét tuyển học sinh vào lớp 6, không được tổ chức thi, kể cả với trường chất lượng cao. Nội dung này được nêu trong quy chế tuyển sinh THCS và THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố. Thông tin này nhanh chóng nhận được những ý kiến khác nhau từ dư luận.

Thành phố Lào Cai xây dựng trường học sinh thái

Thành phố Lào Cai xây dựng trường học sinh thái

Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Lào Cai có những cách làm, giải pháp hay, hiệu quả để xây dựng môi trường học đường “xanh - sạch - đẹp”. Không chỉ dừng lại ở lý thuyết, các trường đã hiện thực hóa bằng hoạt động dạy và học gắn liền với bảo vệ môi trường, lan tỏa những giá trị bền vững đến giáo viên, học sinh, phụ huynh.

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.

Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam trò chuyện với học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai và Trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai

Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam trò chuyện với học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai và Trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai

Chiều 14/1, ông E. Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Lào Cai. Tại đây, ông đã trò chuyện với sinh viên Nhà trường về khát vọng của tuổi trẻ trong học tập, xây dựng tương lai và đóng góp cho đất nước Việt Nam, quê hương Lào Cai.

fb yt zl tw