Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế cửa khẩu

Đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế cửa khẩu

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được định hướng trở thành một trung tâm logistics lớn và quan trọng của cả nước. Để thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt cần hàng nghìn tỷ đồng đầu tư hạ tầng. Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư, huy động mọi nguồn lực của xã hội là rất cần thiết.

2.jpg

Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1627 ngày 23/11/2018 với tổng diện tích 15.929,8 ha, thuộc địa giới hành chính của thành phố Lào Cai và 4 huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương, Si Ma Cai.

4.jpg

Khu Kinh tế cửa khẩu hiện có 21 khu chức năng đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 2.132 ha, trong đó khu Kim Thành - Bản Vược thuộc khu vực trọng tâm phát triển của Khu Kinh tế cửa khẩu, tổng diện tích nằm trong Khu Kinh tế cửa khẩu là 2.500 ha, kéo dài từ khu cửa khẩu Kim Thành đến khu cửa khẩu phụ Bản Vược (chiều dài khoảng 12 km).

Trong khu Kim Thành - Bản Vược có 6 khu chức năng chính đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, gồm: Khu cửa khẩu Kim Thành 194 ha; khu logistics 332 ha; khu sân golf - vui chơi giải trí huyện Bát Xát 308,8 ha; khu cửa khẩu phụ Bản Vược (343 ha); khu công nghiệp gia công chế biến và xuất - nhập khẩu hàng hóa 228 ha; khu tổ hợp công viên, cảnh quan, văn hóa, tâm linh 66,8 ha. Ngoài ra còn 3 khu chức năng đang lập quy hoạch chi tiết, gồm: Khu thương mại, công nghiệp - dịch vụ Bản Qua 204 ha; khu thương mại - công nghiệp phức hợp Quang Kim 280 ha; khu thương mại - công nghiệp Kim Thành về phía Tây Nam 52 ha.

5.jpg

UBND tỉnh Lào Cai đang tổ chức lập quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến năm 2045. Nội dung đồ án quy hoạch đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 53 ngày 8/12/2023; dự kiến hoàn thiện trình Bộ Xây dựng thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2024, trong đó bổ sung Khu Công nghiệp Cốc Mỳ - Trịnh Tường với diện tích 1.000 ha.

6.jpg

Ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cho biết: Ban đang tham mưu cho UBND tỉnh thông qua danh mục quy hoạch chi tiết các khu chức năng, đây sẽ là cơ sở để thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư.

3.jpg

Tại Khu Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, năm 2023 đã được đầu tư mở rộng thêm 8,7 ha dành cho tập kết phương tiện xuất khẩu, đáp ứng việc dừng, đỗ 500 xe xuất khẩu/ngày. Thời gian tới, một trong những dự án quan trọng trong Khu Kinh tế cửa khẩu sẽ được khởi công là dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Cùng với đó, dự án nâng cấp Tỉnh lộ 156 Kim Thành - Ngòi Phát đang được đẩy nhanh tiến độ sẽ tạo động lực thúc đẩy xuất - nhập khẩu.

7.jpg

Theo Văn bản số 1804 ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc lựa chọn một số khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai là 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu được chọn.

Khu Kinh tế cửa khẩu sẽ lựa chọn và tạo điều kiện thuận lợi những nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm đầu tư hạ tầng các khu chức năng để thực sự hình thành một trung tâm logistics xứng tầm khu vực....

Ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Để thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt, dự kiến đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế cửa khẩu thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2030 khoảng 3.986 tỷ đồng. Do nhu cầu đầu tư vốn và mang tính dài hạn, việc đa dạng hóa hình thức đầu tư, huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư là rất cần thiết, trên cơ sở đó kết hợp lồng ghép giữa các nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả thu hút đầu tư và sử dụng nguồn vốn đầu tư. Ưu tiên bố trí nguồn vốn trung ương cho các dự án trọng điểm.

8.jpg

Đối với nguồn vốn từ ngân sách địa phương, tỉnh Lào Cai cân đối nguồn ngân sách hằng năm để có cơ chế ưu đãi thông qua các hình thức hỗ trợ phù hợp. Khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển.

Ông Vương Trinh Quốc cho biết: Hạ tầng khung của Khu Kinh tế cửa khẩu như giao thông, xử lý nước thải… sẽ được ưu tiên đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước. Song song với đó, Khu Kinh tế cửa khẩu sẽ lựa chọn và tạo điều kiện thuận lợi những nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm đầu tư hạ tầng các khu chức năng để thực sự hình thành một trung tâm logistics xứng tầm khu vực.

Ngày 14/10/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1199. Theo quyết định được phê duyệt, trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại địa bàn Lào Cai dự kiến mở, nâng cấp thêm 2 cặp cửa khẩu quốc tế; 6 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw