Phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai nằm ở vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và chính trị, là một phường biên giới giàu tiềm năng phát triển. Với khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh và khu tiểu thủ công nghiệp của thành phố đứng chân trên địa bàn, Duyên Hải đang trở thành một trung tâm kinh tế năng động, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với lợi thế kinh tế cửa khẩu và sự đầu tư mạnh mẽ, phường Duyên Hải không chỉ là điểm sáng trong phát triển kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong giao thương, kết nối và bảo đảm an ninh chính trị của thành phố Lào Cai. Hiện nay, trên địa bàn phường có nhiều dự án và quy hoạch trọng điểm đang được triển khai, tạo tiền đề cho sự đổi mới toàn diện về hạ tầng và dịch vụ.
Sau khi thực hiện việc chia tách, sáp nhập các đơn vị hành chính, phường Duyên Hải đã mở rộng thêm các tổ dân phố thuộc khu vực nông thôn của xã Đồng Tuyển trước đây. Để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, phường đã chú trọng đầu tư hạ tầng đồng bộ, xây dựng các thiết chế văn hóa, hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng dân cư văn minh, hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn đô thị.
Bảo Yên là 1 trong 2 địa phương của tỉnh Lào Cai có tuyến đường dây 500 kV đi qua, bao gồm 67 vị trí móng cột và hơn 34 km đường dây. Hiện nay, huyện đã hoàn thành công tác thống kê, kiểm đếm vị trí cần giải phóng mặt bằng 67/67 cột thuộc diện tích đất của 118 hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng. Công tác đo đạc, kiểm kê đất đai, cây trồng, tài sản vật kiến trúc trên đất để giải phóng hành lang an toàn đường dây đang được huyện Bảo Yên gấp rút triển khai.
Dù hôm nay là ngày tết Dương lịch nhưng trên công trường thi công dự án nâng cấp Tỉnh lộ 156, đường Kim Thành - Ngòi Phát, không khí lao động vẫn rất nhộn nhịp, khẩn trương.
Cách đây hơn 3 tháng, hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính tay chống gậy, chân lội bùn trên cánh đồng Làng Nủ ngổn ngang do lũ quét thăm hỏi thân nhân người bị nạn, động viên cán bộ, chiến sĩ đang dầm mình trong bùn tìm kiếm nạn nhân mất tích đã làm lay động biết bao trái tim người dân vùng lũ Lào Cai và đồng bào cả nước. Hôm nay, người lãnh đạo cao nhất Chính phủ lại về với Nhân dân trong niềm hân hoan tràn ngập.
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.
Cũng như các địa phương khác, Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai tại thị xã Sa Pa 3 năm nay. Với những nội dung, hoạt động hiệu quả, thiết thực, dự án giúp người dân dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, thời gian qua, Đồn Biên phòng Bản Lầu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai) đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia giúp đỡ các hộ dân hai xã vùng biên giới nơi đóng quân là Bản Lầu và Lùng Vai (Mường Khương) cải tạo, nâng cấp hàng trăm nhà ở.
Dự án 8 về "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em" triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai tại 605 thôn/138 xã/9 huyện, thị xã, thành phố. Dự án đang góp phần xóa bỏ định kiến giới, nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nhờ sự quan tâm, sẻ chia của cả cộng đồng, chỉ trong vài ngày tới, các hộ dân sẽ được chuyển đến những ngôi nhà mới tại khu tái định cư, đánh dấu một chặng đường mới với niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn.
Những năm qua lực lượng biên phòng trên tuyến biên giới Mường Khương đã mưu trí, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, thách thức và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhân dân, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng là "lũy thép" nơi biên cương.
Sản phẩm của nghề làm tranh cắt giấy “Chàng slaw” của dân tộc Nùng ở Bản Sen (huyện Mường Khương) là ngựa, cây tiền, nhà táng… được làm bằng giấy màu để cúng tiến cho người đã khuất, thể hiện ước muốn của người sống đối với người thân ở thế giới bên kia có cuộc sống no đủ, bình an.
Tả Phời từng là xã khó khăn nhất trong những ngày đầu thị xã Lào Cai trở thành thành phố năm 2004. Đến nay, sau 20 năm xây dựng và phát triển, diện mạo xã vùng cao này đã đổi thay toàn diện về mọi mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.
Những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Bắc Hà đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất và huy động sự tham gia của hội viên để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Sự hỗ trợ đó đã giúp nhiều hội viên phụ nữ là người dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, trở thành những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
Với việc quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị của thành phố Lào Cai, diện mạo đô thị phường Bắc Lệnh ngày càng đẹp hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn. Dáng dấp của một đô thị hiện đại đang hiện hữu với các công trình công cộng, nhà ở đô thị và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Tối 30/11, ngay sau Lễ khai mạc Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Đông năm 2024, UBND huyện Bắc Hà đã tổ chức Hội thi trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số huyện Bắc Hà.
Xã Cốc San nằm ở phía Tây Nam của thành phố Lào Cai với diện tích 19,06 km2, dân số hơn 5000 người. Trước đây, Cốc San là xã nông thôn vùng ven của huyện Bát Xát, từ năm 2020, toàn bộ xã Cốc San được sáp nhập về thành phố Lào Cai.
Từ khi hình thành vùng đất mỏ Cam Đường, Pom Hán đã là nơi đặt trụ sở của Công ty Apatit Việt Nam, cũng là nơi sinh sống của hầu hết công nhân vùng mỏ. Sau hơn 60 năm thành lập, diện mạo đô thị phường Pom Hán giờ đã có nhiều đổi thay.
Trải qua bao thăng trầm, đến nay, phường Cốc Lếu đã chuyển mình mạnh mẽ, dần khẳng định vị thế phường trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch và đối ngoại của thành phố Lào Cai.
Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.
Sau 31 năm xây dựng và phát triển, phường Kim Tân đã có sự đổi thay nhanh chóng, toàn diện, tiếp tục là vùng động lực phát triển quan trọng của thành phố Lào Cai.