Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Vâng lời Bác dạy, xã Bản Phố xây dựng xã hội học tập

Vâng lời Bác dạy, xã Bản Phố xây dựng xã hội học tập

Cuối năm 1962, được tin tỉnh Lào Cai có phong trào xóa nạn mù chữ bằng tiếng Mông, trong đó xã Bản Phố (huyện Bắc Hà) là xã điển hình của tỉnh, Bác Hồ đã viết một bài báo khen ngợi. Bài báo có tựa đề: “Một thắng lợi mới” đăng trên báo Nhân Dân số 3149, ngày 18/11/1962 khen ngợi phong trào học tiếng Mông của xã Bản Phố. Cũng vào năm đó, với những thành tích xuất sắc trong phong trào xóa nạn mù chữ bằng tiếng Mông, xã Bản Phố vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Hơn 60 năm qua, vâng lời Bác dạy, các thế hệ người Mông xã Bản Phố đã thi đua diệt “giặc dốt”, xây dựng xã hội học tập.

z5455463525487_40262dd28a166059a467ae92c3b7014d.jpg
Viết bài báo "Một thắng lợi mới" khen ngợi phong trào học tiếng Mông của xã Bản Phố, Bác coi đó là một trong những điển hình của thắng lợi mới về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, là thắng lợi của đồng bào Mông về văn hóa, giáo dục.
z5451812838142_30c0721593870e477227a33dc3605260.jpg
Bản Phố có 99,7% dân số là dân tộc Mông, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Toàn xã có 11 thôn, thôn xa nhất cách trung tâm xã trên chục cây số. Tuy nhiên, khắc phục mọi khó khăn, các thế hệ đồng bào Mông xã Bản Phố luôn thi đua học tập, diệt “giặc dốt” theo lời dạy của Bác Hồ.
z5451812838147_f5cbfa5d44b475cb2f5703fd95ff2b61.jpg
Quy mô trường, lớp học không ngừng phát triển, toàn xã hiện có 3 trường học từ cấp mầm non đến THCS, tất cả đều đạt trường học văn hóa. Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS vào năm 2005; đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi năm 2011.
z5451812629349_59bdc1f7aaec03d42a2ce7ea63346c63.jpg
Với mong muốn đẩy mạnh việc học tiếng mẹ đẻ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, từ năm 2008, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Bản Phố thực hiện dạy học song ngữ tiếng Việt - tiếng Mông (từ năm 2008 – 2013 là chương trình thực nghiệm 5 năm, sau đó là chương trình nhân rộng và hiện nay là dạy học như một bộ môn tự chọn).
z5451812838245_b7ca44ae8adf006d7e80d65803517b0d.jpg
z5451812838148_dc0b371fcf660da94672c726bb0cad7a.jpg
Những "mầm non" hôm nay luôn tích cực học hỏi, mở rộng kiến thức.
z5451812838144_79917a78f1d08b52f92091f70a3552b4.jpg
Cùng với học các bộ môn khoa học cơ bản, các em học sinh còn được học các môn học tự chọn, nâng cao, tiếp cận công nghệ thông tin để nâng cao kỹ năng và mở rộng hiểu biết.
z5451812838149_f88ca48db28e9c24ec072fd3e017fe63.jpg
Tham gia các hoạt động vui chơi, vận động giúp học sinh thêm nhanh nhẹn, tự tin và hiểu biết thế giới xung quanh.
z5451812838146_28567690a47804e933d65a9b844a8832.jpg
Trong công tác giáo dục, việc duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và thực hiện phổ cập giáo dục trẻ mầm non 4 tuổi luôn được đặc biệt quan tâm. Tỷ lệ người trong độ tuổi 15 - 35 biết chữ đạt 99,9%, người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ đạt 99,5%. Bản Phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
z5451812804926_2e0b500f8dba1e018f629e45faf0a2b1.jpg
Người Bản Phố hôm nay luôn nhắc nhớ, tự hào về những truyền thống của cha, ông. Đặc biệt, lời dạy của Bác Hồ như kim chỉ nam cho mọi hành động, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa mở cho thành công trên mọi lĩnh vực.
z5451812738515_1f1ff4e2b80efd974822f56514deae68.jpg
Cuộc sống của người Mông Bản Phố ngày càng rộn khúc hoan ca.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Màu xanh trở lại vùng chuyên canh rau Gia Phú

[Ảnh] Màu xanh trở lại vùng chuyên canh rau Gia Phú

Đợt mưa lũ đầu tháng 9 vừa qua, vùng chuyên canh rau màu của xã Gia Phú (Bảo Thắng) bị ngập úng và hư hại hoàn toàn. Ngay sau mưa lũ, người dân tập trung khôi phục vùng rau bằng những cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác và đáp ứng nhu cầu thị trường.

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh lùng, gai góc. Vì vậy, hãy nhịp theo thời gian 4 mùa, bạn sẽ có những góc nhìn ấn tượng với những điểm đến đẹp, chỉ có ở Sa Pa.

[Ảnh] Cánh đồng "đá" ở Trịnh Tường

[Ảnh] Cánh đồng "đá" ở Trịnh Tường

Sau trận mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) gây ra, cánh đồng lớn nhất của xã Trịnh Tường trong thung lũng Nà Lặc (huyện Bát Xát) với diện tích trên 50 ha bị san phẳng và phủ lên một lớp đá dày hàng mét. Khả năng canh tác lại gần như không thể, điều này đang khiến hàng trăm hộ dân lo lắng về sinh kế trong thời gian tới đây.

[Ảnh] Phụ nữ xã Thẳm Dương xây dựng nếp sống văn minh

[Ảnh] Phụ nữ xã Thẳm Dương xây dựng nếp sống văn minh

Hưởng ứng phong trào cải tạo không gian sinh hoạt, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, thời gian qua, các hội viên Hội Phụ nữ xã Thẳm Dương (Văn Bàn) đã tích cực tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. Nhờ đó, diện mạo nông thôn ở Thẳm Dương có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu mỗi khi thu về - thời điểm những cánh đồng ngả màu vàng óng chờ thu hoạch.

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

Ở xã Thanh Bình (huyện Mường Khương), trong những nếp nhà người Dao dù làm theo phong cách truyền thống hay hiện đại vẫn lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc từ lời ăn tiếng nói, tín ngưỡng dân gian đến các điệu dân ca… Đặc biệt, bên góc nhỏ hiên nhà, bạn sẽ được khám phá một kho truyền thống, những tri thức dân gian quý mà các cô gái Dao tuyển vẫn cần mẫn thực hành trong việc làm trang phục truyền thống của dân tộc.

[Ảnh] Phụ nữ Lào Cai “giữ lửa” nghề làm trang phục truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ Lào Cai “giữ lửa” nghề làm trang phục truyền thống

Tìm về khắp nẻo từ vùng thấp đến vùng cao, qua mỗi miền văn hóa, phụ nữ các dân tộc thiểu số ở Lào Cai đã và đang miệt mài “giữ lửa” nghề làm trang phục truyền thống. Với đôi tay khéo léo, họ là chủ thể chính trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nối dài sợi dây văn hóa ngàn đời.

[Ảnh] San đồi, bạt núi thi công khu tái định cư Kho Vàng

[Ảnh] San đồi, bạt núi thi công khu tái định cư Kho Vàng

Do nằm trên khu vực có địa hình cao nên việc thi công, san tạo mặt bằng tái thiết khu dân cư Kho Vàng, xã Cốc Lầu (Bắc Hà) gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm cao của đơn vị thi công, đến nay, mặt bằng phục vụ xây dựng 35 căn nhà đã cơ bản hoàn thành, nền móng những căn nhà đầu tiên đã hiện hữu.

[Ảnh] Bình yên hồ Cán Cấu

[Ảnh] Bình yên hồ Cán Cấu

Trong tiết trời Thu, hồ Cán Cấu (Si Ma Cai) đang độ đẹp nhất trong năm. Bao quanh bởi những núi đá cao sừng sững, hồ nước trong xanh hiện ra đẹp như tranh vẽ.

[Ảnh] Lắp dựng những căn nhà đầu tiên ở khu tái thiết Làng Nủ

[Ảnh] Lắp dựng những căn nhà đầu tiên ở khu tái thiết Làng Nủ

Sáng nay (15/10), Binh đoàn 12 - đơn vị được giao nhiệm vụ thi công xây dựng tái thiết khu dân cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) đã tổ chức lắp dựng những căn nhà đầu tiên. Thực hiện lời hứa trước Thủ tướng Chính phủ và Nhân dân Làng Nủ, đơn vị thi công đang tập trung, dồn sức để hoàn thành các căn nhà trước ngày 31/12.

fbytzltw