Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Tự hào cây di sản nơi biên giới

Tự hào cây di sản nơi biên giới

Đối với người dân Lào Cai, đền Thượng, đặc biệt là cây đa cổ thụ ngay cạnh đền đã trở thành biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh, gắn bó với đời sống người dân từ nhiều đời nay. Cây đa được công nhận là “Cây di sản Việt Nam” năm 2012.

cay-da-2-8133.jpg

Cây đa đền Thượng thuộc giống đa lông. Thời điểm được công nhận, cây được xếp vào cây di sản có chu vi toàn bộ thân cây lớn nhất Việt Nam, với chu vi 44 m, cao hơn 36 m, có tuổi đời trên 300 năm. Đến nay, cây đã phát triển thêm rất nhiều rễ phụ và hàng nghìn rễ con bao bọc xung quanh. Rất khó phân biệt đâu là thân chính, đâu là rễ phụ, bởi theo thời gian, các rễ phụ đã phát triển, gắn chặt vào nhau thành cụm rễ khổng lồ không khác gì thân chính.

cay-da-3-7896.jpg

Bà Lê Nguyễn Hồng, thủ nhang đền Thượng đã có 50 năm gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai, trong đó hơn 30 năm mang duyên với đất linh đền Thượng, đồng thời có nhiều năm tháng dựa bóng mát cây đa cổ thụ để kêu, cầu thay cho người thân, bạn bè và người dân khắp chốn. Được biết, bà Hồng là người miền xuôi, từng tham gia thanh niên xung phong, làm giao thông, rồi chuyển công tác lên Lào Cai từ năm 1973. Sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, năm 1992, bà chuyển đến sống ngay dưới chân đền Thượng từ đó đến nay. Có lẽ, do có duyên với cõi tâm linh nên từ 1993, bà được nhiều người tin tưởng nhờ “kêu thay, lạy đỡ”. Đến năm 2007, bà trở thành thủ nhang đền Thượng. Bà Hồng cũng là người chứng kiến sự phát triển của cây đa cổ thụ trong suốt hơn 30 năm qua, cùng nhiều câu chuyện khó lý giải.

Cây đa luôn phát triển tốt, mỗi năm tới mùa, cây rất sai quả, nhưng tuyệt nhiên chưa từng thấy cây con nào mọc lên dưới gốc. Cây to cao, sừng sững, vững chãi, xanh tươi, ngày càng bám chặt rễ vào đất.

- Bà Lê Nguyễn Hồng -

Thủ nhang đền Thượng

Cùng với chế độ chăm sóc cây di sản theo quy định của Nhà nước, cây đa cổ thụ ở đền Thượng luôn được người dân bảo vệ. Mỗi năm cây ra rất nhiều rễ nhưng không ai bẻ cành, ngắt rễ hoặc trèo leo. Cây có nhiều tầm gửi, nhiều gốc phong lan bám chặt trên những cành cao, rễ lớn càng tô thêm vẻ đẹp cổ kính và tự nhiên.

cay-da-5-2000.jpg

Sinh sống ở thành phố Lào Cai, bà Lê Thị Hoa thường xuyên tới đền Thượng để dâng hương, cầu an. Tranh thủ ngày lành tháng cận cuối năm, bà sửa soạn mâm lễ lên đền Thượng dâng hương, cầu mong gia đình gặp nhiều may mắn, bình an, công việc thuận buồm, xuôi gió.

Đền Thượng rất linh thiêng nên hàng chục năm nay, mỗi khi gia đình có việc tôi đều sửa soạn mâm lễ tới đây kêu, cầu Đức thánh Trần, mong ngài phù hộ cho mọi việc hanh thông, thuận lợi. Mỗi lần tới đây, tôi luôn có cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, tâm thư thái, lòng bình an. Lần nào tôi cũng nhờ cụ thủ nhang đền kêu cầu giúp. Lần nào xong việc, tôi cũng ra phía gốc cây đa ngồi nghỉ ngơi, thư giãn, cũng là để tĩnh tâm.

- Bà Lê Thị Hoa -

Người dân thành phố Lào Cai

Theo bà Hoa, hằng ngày vất vả mưu sinh, đôi khi thấy mệt mỏi vì sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống nhưng đến đền Thượng dâng hương và tranh thủ nghỉ ngơi dưới bóng cây đa cổ thụ khiến bản thân như giải tỏa được mọi căng thẳng, lo âu, phiền muộn.

Mỗi năm, cây đa mọc ra nhiều rễ mới, các rễ phụ cũng ngày càng to nên những người trông coi, quản lý đền đã kéo những rễ mới níu vào phía bờ rào và lên đồi thông, vừa tạo dáng cho cây, vừa tránh vướng lối đi của người dân và du khách khi tới đền dâng hương, chiêm bái.

cay-da-6-2918.jpg
Mỗi năm, đền Thượng thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách tới dâng hương, cầu an, nhất là dịp Lễ hội đền Thượng.

Đền Thượng nổi tiếng linh thiêng nên hằng năm luôn có hàng trăm nghìn lượt người tới cầu mong bình an, may mắn, tài lộc, nhất là dịp Lễ hội đền Thượng vào ngày rằm tháng Giêng. Với hơn 300 năm bám rễ sâu vào lòng đất, tán cây phủ bóng mát cả một vùng rộng lớn, cây đa đã góp phần che chắn gió bão, bảo vệ ngôi đền thiêng và cuộc sống của người dân xung quanh.

cay-da-4-2657.jpg

Thời điểm được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”, cây đa ở đền Thượng là cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Cây sừng sững, hiên ngang, vươn cao ngay bên bờ sông Nậm Thi, cạnh đền Thượng - nơi thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, người có công to lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi, non sông đất nước, trở thành niềm tự hào của người dân nơi mảnh đất biên cương - Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

fbytzltw