Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội

Phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội

LCĐT – Với mục tiêu đưa Lào Cai trở thành trung tâm kết nối của vùng và cả nước, kết nối trực tiếp với thị trường Trung Quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối là một trong những lĩnh vực đột phá.

Những năm qua, hạ tầng giao thông trên địa bàn được tập trung đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, có trọng tâm, lồng ghép các nguồn lực để nâng cao hiệu quả đầu tư.

Các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, quy mô lớn đang được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông, có tính kết nối cao, sức lan tỏa, tạo đột phá và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

1agt (2).jpg

Về hạ tầng hàng không, tỉnh đang tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án Cảng Hàng không Sa Pa trên cơ sở chủ trương đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2021 và báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 5/2022.

Việc xây dựng Cảng Hàng không Sa Pa có sức lan tỏa rất lớn đối với tỉnh Lào Cai nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung, thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển, hội nhập quốc tế, tạo liên kết vùng của Lào Cai với các địa phương của Việt Nam và phía Tây Nam của Trung Quốc.

1agt (3).jpg

Về hạ tầng đường bộ, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam hoàn thiện thủ tục để khởi công đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai quy mô 4 làn xe trong năm 2023 và phấn đấu hoàn thành trong năm 2025.

Năm 2022, Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh đầu tư nâng cấp, sửa chữa 121,6 km quốc lộ (trong đó đã hoàn thành 20,15 km; đang thi công 55,5 km và chuẩn bị đầu tư 42,4 km); gần 400 km tỉnh lộ (đã hoàn thành 39,4 km; đang thi công 122 km và chuẩn bị đầu tư 237,5 km) theo quy mô cấp V đến cấp III miền núi, mặt đường bê tông nhựa với chiều rộng tối thiểu 5,5 m; khoảng 25 km đường huyện, 665 km đường giao thông nông thôn.

1agt (4).jpg

Như vậy, hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh chỉ còn 35 km chưa được đầu tư mặt đường bê tông nhựa; đối với hệ thống đường tỉnh 500 km cơ bản đã đảm bảo giao thông êm thuận, còn một số đoạn tuyến xuống cấp sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn ODA.

Ngành giao thông vận tải - xây dựng đã đôn đốc, tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm.

Trong đó phải kể đến việc hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng nút giao Phố Lu; khởi công công trình cầu Phú Thịnh; Tỉnh lộ 156 đoạn Kim Thành - Ngòi Phát; các dự án LRAMP; cải tạo, nâng cấp tuyến đường kết nối từ cầu Làng Giàng đến Quốc lộ 70.

Sở đã tham mưu thúc đẩy tiến độ đàm phán dự án cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược, khởi công nút giao IC18 và đẩy nhanh tiến độ các công trình: Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa, cải tạo nâng cấp đường Y Tý - Ngải Thầu.

1agt (5).jpg

Đề xuất UBND tỉnh xây dựng các tuyến đường mới kết nối từ Cảng Hàng không Sa Pa đến thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai và khu kinh tế cửa khẩu, kết nối đường tránh Sa Pa với trung tâm thị xã Sa Pa, hầm đường bộ Hoàng Liên, Tỉnh lộ 156 mới chạy dọc sông Hồng từ Bản Vược kết nối vào Khu Công nghiệp Cốc Mỳ…

Về hạ tầng đường sắt, trên địa bàn tỉnh có khoảng 120 km đường sắt, trong đó 65 km thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai kết nối với hệ thống đường sắt của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Căn cứ quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cục Đường sắt Việt Nam đang lập quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt khổ 1,435 m Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự kiến trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét trong tháng 11/2023; đồng thời làm đầu mối làm việc với phía Trung Quốc để trao đổi, tiến hành các thủ tục đàm phán, thống nhất phương án kết nối đường sắt giữa Ga Lào Cai (Việt Nam) với Ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc).

1agt (6).jpg

Việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần bảo đảm kết nối giữa các vùng kinh tế, phát huy thế mạnh của các địa phương.

Tuy nhiên, kết nối giao thông của tỉnh vẫn còn nhiều điểm nghẽn do nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông còn thấp so với nhiều tỉnh, thành trong khu vực và cả nước.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được xác định là 1 trong 2 nội dung đột phá theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 03 ngày 11/12/2020 về triển khai Đề án phát triển, nâng cao chất lượng các đô thị và giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Các mục tiêu cơ bản về phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn tới của tỉnh là xây dựng hoàn chỉnh cao tốc Nội Bài - Lào Cai, trong đó đoạn Yên Bái - Lào Cai theo quy hoạch được phê duyệt. Điều chỉnh kéo dài Quốc lộ 4E để tăng cường khả năng kết nối với tỉnh Hà Giang, kết nối với cửa khẩu Bản Vược, lối mở Lũng Pô (Bát Xát). Triển khai xây dựng kết nối đường sắt giữa Ga Lào Cai với Ga Hà Khẩu Bắc.

Hoàn thiện lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Xây dựng hoàn thành giai đoạn 1 dự án Cảng Hàng không Sa Pa. Xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)... Lập quy hoạch tuyến đường thủy nội địa trên sông Hồng đoạn từ Yên Bái đến ngã ba Nậm Thi (thành phố Lào Cai); nghiên cứu xây dựng các bến cảng hàng hóa và phục vụ du lịch.

Cải tạo, sửa chữa khoảng 230 km quốc lộ; cải tạo, sửa chữa khoảng 420 km tỉnh lộ; nâng cấp khoảng 480 km đường đến trung tâm các xã, 300 km đường đến trung tâm các thôn có tiềm năng phát triển du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, làng nghề truyền thống và các sản phẩm hàng hóa…

1agt (7).jpg

Để đạt mục tiêu trên, tỉnh Lào Cai chủ động đề xuất với Trung ương các giải pháp, ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án đầu tư theo phương thức PPP, “với vai trò là vốn mồi” đầu tư các dự án không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách, dự án vùng khó khăn. Bên cạnh đó, thúc đẩy phân cấp, phân quyền cho địa phương trong công tác đầu tư, quản lý hệ thống hạ tầng giao thông để chủ động cân đối nguồn lực, tham gia đầu tư.

Khai thác hiệu quả nguồn lực từ tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua hình thức nhượng quyền; thực hiện cơ chế thu từ khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường bộ, đầu mối vận tải…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 75/2024/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của Chính phủ.

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Chiều 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) tới 63 điểm cầu trên toàn quốc.

Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Như Báo Lào Cai đã đưa tin, sáng 26/7, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40) đã diễn ra. Sau phát biểu khai mạc của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị đã được nghe báo cáo đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Mặc dù là tỉnh nghèo nhưng Lào Cai luôn quan tâm, dành nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, qua đó tiếp thêm nguồn lực cho các địa phương đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao thứ hạng PCI 2024

Cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao thứ hạng PCI 2024

Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2023, tỉnh Lào Cai đạt 67,38 điểm, xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố, giảm 15 bậc so với năm 2022 (11/63). Bên cạnh đó, xếp hạng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI 2023) lần thứ hai được VCCI công bố, Lào Cai xếp ngoài top 30.

Vì sao tăng trưởng GRDP của Lào Cai thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước?

Vì sao tăng trưởng GRDP của Lào Cai thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước?

Quý II/2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) mặc dù cao hơn quý II/2023 và quý I/2024 nhưng vẫn thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước. Để thấy được nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng GRDP của tỉnh trong quý II thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

fbytzltw