Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nhịp sống ở ngôi làng phế liệu

Nhịp sống ở ngôi làng phế liệu

"Làng phế liệu" gồm khoảng 20 hộ gia đình cư trú trải dài trên đường Hoàng Sào, thuộc tổ dân phố Phú Thành 1 đến Phú Thành 3 (thị trấn Phố Lu) đã tồn tại khoảng 30 năm. Công việc của người dân nơi đây là thu mua phế liệu, máy móc hỏng, sau đó tái chế hoặc vận chuyển về Vĩnh Phúc. Nghề buôn phế liệu đem lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động nữ ở địa phương.

MTXX_MH20240604_203059720.jpg
"Làng phế liệu" nằm trên đường Hoàng Sào với khoảng 20 gia đình làm nghề buôn, bán phế liệu. Họ chủ yếu là anh em, họ hàng có quê gốc ở Vĩnh Phúc lên Phố Lu lập nghiệp được 30 năm.
MTXX_MH20240604_201920796.jpg
Ở đây cái gì cũng được thu mua, trong đó được giá nhất là các loại máy móc cũ như máy công trình, đồ điện, ống nhựa...
MTXX_MH20240604_201751624.jpg
Bên trong ngôi nhà tràn ngập phế liệu.
MTXX_MH20240604_194053758.jpg
Gia đình ông Nguyễn Văn Chiến, tổ dân phố Phú Thành 1 có thâm niên 30 năm thu mua phế liệu. Hiện gia đình ông chủ yếu thu mua linh kiện, phụ kiện, máy móc cũ, sau đó phân loại. Những máy còn có thể sử dụng sẽ được vệ sinh, bảo dưỡng bán cho người "săn" đồ cũ giá rẻ, còn loại hỏng hóc sẽ vận chuyển về "thủ phủ" tái chế ở Vĩnh Phúc. Ông Chiến cho biết làm nghề này vất vả, cần nhiều vốn và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, thính lực do thường xuyên phải vệ sinh, bảo dưỡng máy móc.
MTXX_MH20240604_201527574.jpg
Ngôi làng phế liệu thu hút nhiều người dân đến tìm mua đồ cũ giá rẻ.
MTXX_MH20240604_203154677.jpg
Gia đình anh Nguyễn Văn Khu chuyên thu mua phế liệu là các máy công trình. Hiện anh có đủ "bộ sưu tập" các loại máy cũ vẫn sử dụng tốt để bán cho người cần. Công việc này cần có kiến thức về kỹ thuật điện. Một ngày của anh Nguyễn Văn Khu bắt đầu bằng việc giao dịch thu mua phế liệu, vận hành thử, phân loại, vệ sinh, bảo dưỡng các loại máy.
MTXX_MH20240604_194701623.jpg
Phân loại phế liệu.
MTXX_MH20240604_202807078.jpg
Là chủ thu mua lớn nhưng lúc rảnh rỗi, anh Tô Trọng Phóng, tổ dân phố Phú Thành 3 vẫn tỉ mỉ phân loại phế liệu.
MTXX_MH20240604_202050622.jpg
"Làng phế liệu" góp phần tạo việc làm cho nhiều nữ lao động địa phương.
MTXX_MH20240604_202915277.jpg
Niềm vui của những phụ nữ "đồng nát" này là thu mua được từ các phế liệu "giá trị" từ các hộ dân bán cho "làng phế liệu".
DSC02500.JPG
Những mảnh đồng giá trị.
MTXX_MH20240604_203010938.jpg
Không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định, "làng phế liệu" còn là nơi những phụ nữ cùng nghề sẻ chia vất vả trong cuộc sống đời thường.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Sinh động những Phong trào Thi đua Quyết thắng

[Ảnh] Sinh động những Phong trào Thi đua Quyết thắng

Thi đua Quyết thắng trong lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai thể hiện trên nhiều nội dung cụ thể, gắn với nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao. Mỗi phong trào đều có cách làm hay, thiết thực, hiệu quả, góp phần tỏa sáng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình.

[Ảnh] "Di cư" cùng mùa ngô đỏ hạt

[Ảnh] "Di cư" cùng mùa ngô đỏ hạt

Tháng 6 âm lịch, vùng cao Sa Pa bước vào vụ thu hoạch ngô, người dân thường gọi là "mùa ngô đỏ hạt". Ở một số thôn vùng cao, vị trí địa lý, khí hậu không thuận lợi, nhiều hộ gia đình đã "di cư" xuống địa bàn thôn vùng thấp xã Trung Chải để phơi ngô. Cuộc "di cư" thường kéo dài ít nhất 10 ngày cho đến một tháng.

Nghề nối nghề

Nghề nối nghề

Với mục tiêu bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc Dao tuyển, thời gian qua, phụ nữ thôn Cốc Râm, xã Nậm Chảy (Mường Khương) đã tích cực truyền dạy, hướng dẫn nghề may thêu trang phục với phương châm "nghề nối nghề".

Bản Cát Cát - ngôi làng đẹp nhất Lào Cai

Bản Cát Cát - ngôi làng đẹp nhất Lào Cai

Bản Cát Cát (xã Hoàng Liên) là ngôi làng đẹp nhất của núi rừng Sa Pa đại ngàn và của Lào Cai, nằm yên bình ngay dưới chân núi Hoàng Liên Sơn. Nơi đây có những nếp nhà đơn sơ, những con suối nhỏ róc rách đêm ngày, cùng với đồng bào Mông thân thiện, gần gũi. Tất cả tạo nên một nét văn hóa rất riêng cho vùng đất này.

Những gương mặt khả ái tại Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam

Những gương mặt khả ái tại Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam

Vòng bán kết Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam tổ chức tại thị xã Sa Pa vào tối 6/7 đã khép lại nhưng dư âm về cuộc thi sắc đẹp toàn quốc vẫn còn đọng lại. Tham dự sự kiện, ấn tượng với mỗi khán giả là sự duyên dáng trong từng dáng đứng, bước đi, cốt cách cả các thí sinh đến từ mọi miền Tổ quốc.

Rộn ràng thu hoạch hoa ly trên vùng cao Y Tý

Rộn ràng thu hoạch hoa ly trên vùng cao Y Tý

Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, nhiều diện tích hoa ly trồng ở một số thôn của xã Y Tý (huyện Bát Xát) đã đến vụ thu hoạch. Tranh thủ ngày tạnh ráo, các chủ vườn thuê lao động địa phương khẩn trương thu hoạch hoa ly chuyển về bán ở các tỉnh miền xuôi.

Hội viên danh dự là nam giới: Tiếp sức để phong trào phụ nữ phát triển

Hội viên danh dự là nam giới: Tiếp sức để phong trào phụ nữ phát triển

Thời gian qua, bằng nhiều hành động thiết thực, những hội viên nam danh dự của Chi hội Phụ nữ bản Liên Hà 6, xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên) đã tích cực hỗ trợ, đồng hành với cán bộ, hội viên phụ nữ, góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, vì mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Phụ nữ Dao xã Xuân Thượng giữ nghề thêu truyền thống

Phụ nữ Dao xã Xuân Thượng giữ nghề thêu truyền thống

Bản 1 Thâu, xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) với 100% người Dao sinh sống, trong đó có 41 hội viên phụ nữ. Phụ nữ người Dao bản 1 Thâu luôn chú trọng gìn giữ nghề thêu truyền thống tạo ra những trang phục rực rỡ sắc màu. Được thụ hưởng hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, lớp học thêu thổ cẩm được mở tại đây thu hút phụ nữ trong thôn tham gia, đồng thời góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong cộng đồng và xã hội.

Phụ nữ vùng cao Lào Cai mạnh dạn khởi nghiệp

Phụ nữ vùng cao Lào Cai mạnh dạn khởi nghiệp

Tại Cuộc thi Thách thức sáng kiến kinh doanh, phụ nữ Lào Cai đã tự tin giới thiệu những sáng kiến khởi nghiệp và được Ban Giám khảo đánh giá cao về sự sáng tạo, tính khả thi và tiềm năng tác động đến cộng đồng. Những phụ nữ vùng cao Lào Cai đã mạnh dạn khởi nghiệp kinh doanh, thực hiện ước mơ của mình, đã và đang góp phần thay đổi định kiến về giới, khẳng định vị thế của phụ nữ vùng cao trong xã hội. 

Niềm vui ở bản người Dao

Niềm vui ở bản người Dao

Thôn 1 Nhai Tẻn là nơi sinh sống của gần 160 hộ đồng bào dân tộc Dao. Đây là 1 trong 6 thôn đặc biệt khó khăn của xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên được thụ hưởng Dự án 8.

Những ngõ nhỏ giữa lòng thành phố

Những ngõ nhỏ giữa lòng thành phố

Phía sau các khu phố sầm uất trên địa bàn thành phố Lào Cai còn có nhiều con ngõ nhỏ là nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân. Do vướng mắc nhiều quy định nên tại các khu vực này hạ tầng chưa được đầu tư, nhiều nơi chưa thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân phải chịu nhiều thiệt thòi so với các khu vực lân cận.

Trải nghiệm làng nghề thêu ren Văn Lâm

Trải nghiệm làng nghề thêu ren Văn Lâm

Trải qua hàng trăm năm, người dân thôn Văn Lâm vẫn gìn giữ và phát triển nghề thêu ren truyền thống với những sản phẩm thêu tay độc đáo, có độ tinh xảo cao, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đồng bào Dao Điện Quan được mùa chanh leo

Đồng bào Dao Điện Quan được mùa chanh leo

Chanh leo từng có giai đoạn được xác định là cây trồng chủ lực của huyện Bảo Yên với các mô hình được học tập từ Sơn La. Do nhiều nguyên nhân khiến một thời gian chanh leo Bảo Yên vắng bóng trên thị trường. Những năm gần đây, quả chanh leo tìm được đầu ra ổn định, các hộ nông dân khôi phục lại vườn, liên kết sản xuất thành vùng hàng hóa.

fb yt zl tw